Chè hữu cơ Chiềng Đi vươn ra biển lớn

Nhiều năm về trước, gần như chẳng ai ở Vân Hồ nghĩ đến việc thương hiệu chè địa phương xuất hiện ở các thị trường khó tính như Nhật Bản, Australia và cả Trung Đông.

Hơn 30 ha sản xuất chè hữu cơ
Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Công ty Cổ phần chè Chiềng Đi (xã Vân Hồ, Vân Hồ, Sơn La) được coi là người tiên phong đưa thương hiệu chè bản địa vươn ra biển lớn. Chè của công ty sản xuất theo chuỗi, đảm bảo các tiêu chuẩn VietGAP, mang lại nguồn thu ổn định cho công nhân công ty và nông dân địa phương.

che-chieng-di-van-ho-vuon-ra-bien-lon-1623_20210705_21-162845.jpeg

Sơ chế lá chè trước khi đưa vào các quy trình sản xuất tại Công ty Cổ phần chè Chiềng Đi. Ảnh: Võ Việt. 

Ông Trường cho biết, một trong những điều kiện tiên quyết là phải thay đổi tư duy sản xuất của nông dân. Ông đã vận động hàng chục hộ trồng chè áp dụng phương pháp chăm bón, thu hoạch theo hướng hữu cơ, không dùng thuốc trừ cỏ, không phân bón hóa học. Hai sản phẩm thế mạnh của công ty là trà match, trà sencha đạt các tiêu chí về sản phẩm OCOP, được UBND tỉnh Sơn La công nhận.

Công ty đang liên kết sản xuất với 95 hộ trồng chè, tổng diện tích trên 30 ha, bảo đảm việc cung cấp vật tư, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật. Trước khi thu hoạch, cây chè được phủ kín lưới đen từ 15-20 ngày để tăng diệp lục 2 lá.

Nếu là chè trồng theo quy trình thông thường, khi thu hoạch chỉ có giá khoảng 4.000 - 5.000 đồng/kg chè búp tươi, nhưng nếu được chăm sóc theo tiêu chuẩn hữu cơ của công ty, giá thu mua cao gấp 4-5 lần. Trung bình mỗi năm, công ty xuất khẩu khoảng 300 tấn chè, doanh thu đạt 25-30 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng/ha/năm.

Từ 7.000 m2 khởi nghiệp năm 2015, đến nay vùng nguyên liệu của công ty đã lên đến hơn 100 ha, tập trung chủ yếu tại xã Vân Hồ và Thị trấn Nông trường Mộc Châu, trong đó có trên 30 ha sản xuất theo phương pháp hữu cơ.

Để người trồng chè yên tâm gắn bó, công ty đã có những chính sách đầu tư ưu đãi cho vùng nguyên liệu, quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu chè ở các xã trên địa bàn huyện và các vùng lân cận, thực hiện tốt 3 lợi ích giữa “Nhà nước, người dân và công ty”; gắn cơ sở chế biến với vùng nguyên liệu.

Kết hợp nông nghiệp và du lịch
Ông Thái Bá sinh, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Vân Hồ (Sơn La) cho biết, huyện đánh giá cao mô hình trồng chè của Công ty Cổ phần chè Chiềng Đi. Lãnh đạo ngành nông nghiệp địa phương cho rằng đây là mô hình cần nhân rộng, góp phần tăng thu nhập cho nông dân, từng bước cải thiện kinh tế địa phương.

che-chieng-di-van-ho-vuon-ra-bien-lon-0803_20210621_361-162846.jpeg

Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Công ty Cổ phần chè Chiềng Đi, xã Vân Hồ (trái) cùng nông dân trên những đồi chè. Ảnh: Quang Dũng.

Ngoài ra, hiện huyện Vân Hồ cũng quan tâm tới “giá trị thặng dư” của các đồi chè, thông qua kết hợp du lịch trải nghiệm.

Chiềng Đi là vùng giáp ranh giữa hai huyện Mộc Châu và Vân Hồ của tỉnh Sơn La, khí hậu mát mẻ hơn cả khu vực Thị trấn Mộc Châu. Xung quanh Chiềng Đi cũng còn khá nhiều rừng nên khí hậu rất trong lành. Bao bọc bởi rừng và các đồi chè vừa điều hòa khí hậu vừa làm nền cho cảnh quan sinh thái, điều này thu hút ngày càng nhiều khách du lịch.

Theo các cơ sở kinh doanh du lịch địa phương, du khách tới đây ngoài việc ngắm đồi chè, chụp ảnh, quay phim, tận mắt xem quy trình trồng, chế biến chè, còn được chăm sóc bằng các homestay, khách sạn, nhà nghỉ, resort thiết kế theo phong cách gần gũi thiên nhiên.

Để thay đổi không khí của cư dân thành thị, vốn quen với văn phòng, xe cộ, Chiềng Đi đang tích cực phát triển mô hình đạp xe ngắm núi. Tại Chiềng Đi, có nhiều điểm để du khách đạp xe ngắm đồng lúa chín mùa thu hoạch. Khách cũng có thể xuống trải nghiệm tại ruộng với nông dân bản địa. Nhiều địa điểm nổi tiếng được giới du lịch rỉ tai nhau như: Đồi chè tiểu khu Hoa Ban, tiểu khu 1/5, đồi chè Arena, tiểu khu Tiền Tiến... 

Matcha là dạng bột chè có nguồn gốc từ Nhật Bản và được chế biến từ những giống trà: Yabukita, Saemidori và Meiyoku của Nhật Bản được trồng tại huyện Vân Hồ, Mộc Châu có độ cao trên 1.000m so với mặt nước biển, có hương vị đặc trưng.

Chè Sencha là loại chè thượng hạng được làm từ 100% búp chè nguyên chất, hương vị của chè phụ thuộc vào mùa và nơi sản xuất, với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của vùng cao nguyên Chiềng Đi đã tạo ra chè Sencha có hương vị đặc trưng chuẩn Nhật Bản.

Sản phẩm của Công ty Cổ phần chè Chiềng Đi đã dần gây dựng được thương hiệu, có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước với sản lượng tiêu thụ hằng năm đạt hàng trăm tấn chè các loại, tổng doanh thu đạt hơn 15 tỷ đồng/năm, với 70% sản lượng xuất khẩu sang những nước khó tính như Nhật Bản, Đài Loan, Australia, các nước Trung Đông... 30% còn lại được bán vào chuỗi siêu thị lớn trên toàn quốc.

Bình luận

Trồng cải xoong bằng bụi đất mặt trăng

Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã gieo hạt cây cải xoong thành công bằng bụi đất từ ​​mặt trăng do các phi hành gia sứ mệnh Apollo của NASA thu thập được.

Phát triển chăn nuôi tuần hoàn nhờ lợi thế công nghệ sinh học

Nhờ ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải, nghề chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu, Sơn La đã tạo ra những phế phẩm giá trị kinh tế cao.

Thử nghiệm thành công hai giống nho không hạt chất lượng cao

Viện Nghiên cứu bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam cho biết, đơn vị đã chọn tạo, trồng thử nghiệm thành công hai giống nho không hạt NH04-128 và NH04-61.

Người tiên phong sản xuất Natto tại Việt Nam

Anh Lê Văn Thư, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Sinh học và Thương mại Magala (số 280, phố Ngọc Thụy, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên) là người sản xuất Natto đầu tiên tại Việt Nam - sản phẩm được làm từ hạt đậu nành nấu chín và ủ với men Bacillus Natto.

Tận tay sờ vào con cá tầm có màu như vàng 9999

Khi tôi khẽ nhấc con cá tầm lên khỏi mặt nước, làn da như vàng 9999 óng ánh của nó bắt sáng còn lấp lánh hơn cả ánh mặt trời…

Công nghệ sản xuất sinh khối vi tảo mật độ cao

Là nguồn thức ăn quan trọng cho luân trùng, một số ấu trùng cá và giáp xác, loài tảo Nannochloropsis oculata được Viên Nghiên cứu Hải sản sản xuất sinh khối mật độ cao.

'Hữu cơ hóa' nông nghiệp với sản phẩm vi sinh

Ứng dụng chế phẩm vi sinh vào nông nghiệp ở Vĩnh Phúc đang cho thấy hiệu quả kép cả về kinh tế và môi trường.

'Thay máu' giống cây trồng bằng giống nuôi cấy mô

Với nhiều ưu thế vượt trội về chất lượng và khả năng nhân giống nhanh, các giống cây trồng, nhất là giống rau quả sản xuất bằng nuôi cấy mô ngày càng tỏa rộng.

Tiềm năng ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất an toàn ở ĐBSCL

Ở ĐBSCL nông dân trồng lúa sử dụng phân hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học ngày càng nhiều. Kết quả nghiên cứu giúp giảm giá thành sản xuất, bảo vệ tốt môi trường.

Chuyển đổi số nông nghiệp: Câu chuyện thực tế của nữ tỷ phú Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 trồng đông trùng hạ thảo

Trong sản xuất nông nghiệp, càng áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào thì sức người càng được giải phóng. Khi đó, chúng ta sẽ tiết kiệm được công lao động, tỷ lệ rủi ro sẽ ít đi. Hiệu quả kinh tế cũng được nhân lên...