Chọn tạo các giống vật nuôi theo năng suất tối ưu

Trưởng Ban Khoa học công nghệ, Hội Chăn nuôi Việt Nam PGS.TS. Nguyễn Văn Đức đóng góp những ý kiến về đổi mới nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi.

chon-tao-cac-giong-vat-nuoi-theo-dinh-huong-nang-suat-toi-uu-1542_20210711_52-162456.jpeg

PGS. TS Nguyễn Văn Đức, Trưởng Ban Khoa học công nghệ, Hội Chăn nuôi Việt Nam. Ảnh: NH.

Là một cán bộ khoa học già nhưng vô cùng phấn khởi khi được biết sự quan tâm đặc biệt của Thủ tướng đối với việc tìm các giải pháp tốt nhất cho sự phát triển công tác nghiên cứu khoa học.

Đặc biệt, bức thư ngỏ đầy tâm huyết của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan về việc tìm các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn góp phần đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm đưa ngành chăn nuôi lên một vị thế mới, đó là sản phẩm chăn nuôi nhiều hơn, chất lượng hơn, an toàn hơn và hiệu quả chăn nuôi cao hơn và bền vững hơn.

Với tư cách là Trưởng Ban Khoa học công nghệ, Hội Chăn nuôi Việt Nam, tôi xin đóng góp một số ý kiến như sau:

Đầu tiên, chúng ta phải khẳng định, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng đầu tư cho khoa học và công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo, đó là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

Khoa học và công nghệ đã và sẽ trở thành lực lượng sản xuất chính và mang lại hiệu quả cao nhất. Để khoa học và công nghệ tiếp tục đóng góp cho kinh tế, xã hội trước hết phải có chính sách phù hợp trong nghiên cứu khoa học, của các cơ quan nghiên cứu và của các lĩnh vực khoa học, đặc biệt ưu tiên cho các lĩnh vực mũi nhọn của quốc gia, bãi bỏ các thủ tục hành chính rườm rà cản trở trong nghiên cứu.

Thứ hai, cần coi trọng giáo dục và phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đầu tư cho khoa học công nghệ là đầu tư cho tăng trưởng bền vững.

chon-tao-cac-giong-vat-nuoi-theo-dinh-huong-nang-suat-toi-uu-1518_20210711_805-162458.jpeg

Sản phẩm lợn ỉ nhân bản bằng phương pháp soma tai tại Viện Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT. Ảnh: TL.

Thứ ba, cần tháo gỡ hệ thống cơ chế chính sách để các đơn vị sự nghiệp khoa học không bị ràng buộc, bởi cần xem lại cơ chế tự chủ nửa vời mang tính chất tự túc là chính, trong đó cơ chế chính sách về đất đai và sử dụng tài sản công để phát huy hiệu quả cao nhất.

Không giải phóng được nguồn lực không thể tạo ra được động lực, không phát huy được tính chủ động, sáng tạo, năng lực của các nhà khoa học trong các tổ chức nghiên cứu. Cần phải mạnh dạn cởi trói cho khoa học bằng các cơ chế chính sách thích hợp.

Thứ tư, cần phải rà soát lại các công trình nghiên cứu, các giải pháp về giống và các bộ giống/dòng hiện có để xây dựng chiến lược về giống tầm quốc gia. Các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học khi các cơ quan quản lý Nhà nước đặt hàng phải xuất phát từ thực tiễn sản xuất và phải bố trí nguồn kinh phí phù hợp để nhà khoa học làm mới đạt được hiệu quả. Phải thực hiện khoán theo sản phẩm và cơ chế chịu trách nhiệm khi nhận nhiệm vụ nghiên cứu.

Thứ năm, kiên quyết tổ chức lại hệ thống các Viện nghiên cứu và Trường Đại học công lập theo hướng tinh gọn, không trùng lắp, hiệu quả, giảm các khâu trung gian không cần thiết.

Hiện tại, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu của các cơ sở nghiên cứu không đồng bộ, chưa đáp ứng được điều kiện nghiên cứu dẫn đến lãng phí lớn và kết quả nghiên cứu chưa đạt được hiệu quả cao.

Nhà nước cần phải đầu tư tập trung nguồn ngân sách Nhà nước để các đơn vị sự nghiệp khoa học công lập có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để thực hiện những nghiên cứu về vật nuôi, những nhiệm vụ công ích như bảo tồn nguồn gen động thực vật, vi sinh vật, nuôi giữ giống gốc, nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Cần phải coi trọng việc đào tạo con người xứng tầm với các công nghệ tiên tiến.

chon-tao-cac-giong-vat-nuoi-theo-dinh-huong-nang-suat-toi-uu-1520_20210711_568-162459.jpeg

Cần tập trung vào nghiên cứu chọn tạo các giống vật nuôi theo định hướng “năng suất tối ưu”, không nên chạy theo “năng suất tối đa”. Ảnh: TL.

"Thứ sáu, cần tập trung vào nghiên cứu chọn tạo các giống vật nuôi theo định hướng “Năng suất tối ưu”, không nên chạy theo “năng suất tối đa”. Chú trọng công tác nghiên cứu bảo tồn, khai khác và phát triển hiệu quả hơn nữa nguồn gen của các giống vật nuôi bản địa, đồng thời phải khai thác tốt hơn nguồn gen ngoại nhập." PGS.TS. Nguyễn Văn Đức.

Ứng dụng công nghệ mới nhằm đẩy nhanh tốc độ cải thiện di truyền, tăng năng suất, chất lượng, sức khỏe vật nuôi, bảo vệ nguồn giống vật nuôi có nguy cơ bị tuyệt chủng, cũng như nâng cao hiệu quả chăn nuôi trong chọn tạo giống, đặc biệt giống vật nuôi bản địa để tạo nên hệ thống giống phù hợp với chăn nuôi an toàn sinh học theo hướng hữu cơ.

Thứ bẩy, trong các nghiên cứu cơ bản như tạo gia súc nhân bản, sản xuất vacxin, công tác bảo tồn giống vật nuôi, … cần có chương trình định hướng, kế hoạch dài hơi, thay đổi phương thức đặt hàng giao các đề tài, nhiệm vụ bị khống chế thời gian quá ngắn theo nhiệm kỳ hành chính, nhất là trong công nghệ sinh học.

Thứ tám, cần có cơ chế liên kết giữa các nhà nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp và các tổ chức ngành nghề nhằm tạo ra chuỗi sản phẩm chất lượng, hiệu quả, bền vững để không còn “được mùa mất giá hay cứu trợ” đối với các sản phẩm tạo ra.

“Đối với các Hội và Hiệp hội ngành chăn nuôi, thú y và thủy sản, cần có cơ chế, chính sách cụ thể nhằm khai thác tối đa những kiến thức và kinh nghiệm quý báu của các nhà khoa học để giúp Bộ NN-PTNT trong việc phản biện, xây dựng các cơ chế chính sách định hướng cho ngành, đặc biệt làm trọng tài trong việc đánh giá các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về lĩnh vực của ngành.” PGS.TS. Nguyễn Văn Đức, Hội Chăn nuôi Việt Nam.

 

 

Bình luận

Trình làng giống dưa lưới lai F1 'made in Việt Nam' không thua kém hàng ngoại

Giống dưa lưới Hoàng Ngân lai F1 do ASISOV chọn tạo trồng thử nghiệm tại nhiều tỉnh trong khu vực Nam Trung bộ cho năng suất bình quân đạt 3,5-4 tấn/1.000m2/vụ, lãi 70-80 triệu đồng.

Ứng dụng khoa học-công nghệ giúp nông dân làm giàu

Những năm gần đây, vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt được nhiều thành tựu vượt bậc về phát triển kinh tế nông nghiệp. Nhằm nâng cao hiệu quả, giảm chi phí đầu tư, gia tăng thu nhập, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại và hộ dân trong vùng...

Tăng cường đổi mới sáng tạo để nâng cao hiệu quả nông nghiệp Việt Nam

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, bên cạnh nguồn lực hữu hình, cách tiếp cận cần đặc biệt quan tâm tới là xây dựng nguồn lực vô hình: Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Khai phá thị trường gia vị từ cá

Thị trường gia vị tưởng nhỏ nhưng hóa ra lại vô cùng lớn và có sức cạnh tranh khốc liệt, chỉ những doanh nghiệp đủ lớn mới tự tin tham gia. Đó là phải đầu tư bài bản, sản phẩm độc đáo, đổi mới cả về nhãn hiệu, bao bì và chính sách chăm sóc người tiêu dùng

Giúp nhà nông làm chủ công nghệ số

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là đòi hỏi, yêu cầu khách quan hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại và người nông dân - chủ thể của nền nông nghiệp đó - không thể đứng ngoài cuộc.

Hà Nội: Chuyện từ những nông trại công nghệ cao đầu tư tiền "khủng"

Với mục tiêu tạo đột phá cho nông nghiệp Thủ đô trong giai đoạn mới, Hà Nội tiếp tục phát huy tiềm năng, nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), đặc biệt là tăng cường thu hút DN đầu tư vào lĩnh vực này.

Xu hướng số hóa thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng

Nền kinh tế số đang phát triển nhanh chóng của Việt Nam có khả năng giúp đưa đất nước trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045. Dù sẽ có những thách thức cần vượt qua, song hành trình phát triển này cũng sẽ mang lại nhiều cơ hội cho đầu tư trên

Mã số vùng trồng sẽ được cấp... online

Theo kế hoạch chuyển đổi số nông nghiệp năm 2022, Bộ NNPTNT sẽ ưu tiên đồng bộ hóa dữ liệu ngành trồng trọt, chăn nuôi, trong đó, sẽ số hóa quy trình cấp để triển khai cấp mã số vùng trồng trực tuyến (online).

Để nâng cao giá trị chanh leo: Phải đầu tư chế biến sâu

Chia sẻ với phóng viên Kinh tế nông thôn trong một lần ghé thăm đơn vị, Giám đốc Công ty TNHH Hàm Long - Gia Lai Nguyễn Phúc Hoạt cho biết, nếu có vốn để đầu tư công nghệ chế biến chanh leo sau thu hoạch, thì giá trị sẽ cao hơn rất nhiều.

Sắp ra mắt cổng thông tin điện tử hỗ trợ nông nghiệp trực tuyến

Cổng thông tin điện tử hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên sàn thương mại điện tử ra mắt vào ngày 1/12 sẽ trở thành cầu nối để chia sẻ thông tin về nông nghiệp.