Chuyên nghiệp hóa trong quá trình tiêu thụ nông sản
Để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các DN cần chuyên nghiệp hóa hoạt động sản xuất, liên kết với các đơn vị bán lẻ, để làm được điều này đòi hỏi sự vào cuộc của cơ quan quản lý.
Đó là ý kiến của chuyên gia bán lẻ Vũ Vinh Phú trong cuộc trao đổi với phóng viên báo Kinh tế&Đô thị khi nói về gỡ khó tiêu thụ nông sản mùa dịch.
Khó khăn việc đưa nông sản vào siêu thị
Hiện nay, nhiều địa phương đang vào chính vụ thu hoạch nông sản, tuy nhiên dịch Covid-19 khiến việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Quan điểm của ông về thực trạng này như thế nào?
- Từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp đã làm đứt gãy, gián đoạn nhiều kết nối tiêu thụ nông sản tại thị trường trong và quốc tế, không chỉ có vậy, dịch Covid-19 còn tác động tới tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế- xã hội. Nếu như trong công nghiệp là đứt gãy chuỗi cung ứng, trong dịch vụ, du lịch là đóng băng thị trường… Với ngành nông nghiệp lại là trở ngại của khâu tiêu thụ sản phẩm vì nhiều loại nông sản thu hoạch theo mùa vụ, đòi hỏi tiêu thụ trong một thời gian ngắn với số lượng lớn. Chính vì vậy, tại nhiều tỉnh đến mùa thu hoạch lại ùn ứ nông sản gây khó khăn, thách thức lớn cho việc tiêu thụ.
Để giúp các tỉnh, thành tiêu thụ nông sản đòi hỏi hệ thống bán lẻ vào cuộc, nhưng nhiều địa phương chưa quan tâm giúp DN, người nông dân vào hệ thống này. Ông có ý kiến như thế nào về vấn đề này?
- Trong hệ thống phân phối quốc gia hiện siêu thị chiếm khoảng 15% thị phần bán lẻ hàng hóa thiết yếu, còn lại 85% phần lớn tiêu thụ thông qua hệ thống chợ, cửa hàng lẻ. Mặc dù thị phần nhỏ, song siêu thị là kênh thương mại hiện đại và người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển mua sắm từ chợ truyền thống sang sử dụng siêu thị, vì vậy chúng ta không thể coi nhẹ kênh bán hàng này.
Chuyên gia bán lẻ Vũ Vinh Phú.
Tuy nhiên, để đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ nông sản đòi hỏi các siêu thị cần tăng cường dự trữ hàng hóa, tổ chức bán hàng hợp lý, đảm bảo không bị đứt gãy nguồn cung, nhất là khi hàng loạt các chợ bị tạm thời đóng cửa do dịch Covid-19. Đặc biệt, cần chú ý giữ vững mối quan hệ cung cầu với DN cung cấp, không chiết khấu cao vô lý như cách làm của một số siêu thị thời gian trước đây.
Người nông dân phản ánh không dễ đưa nông sản vào siêu thị tiêu thụ, bởi có quá nhiều quy định. Vậy thời gian tới cơ quan quản lý nên có những giải pháp khắc phục khó khăn này như thế nào ?
- Nhiều siêu thị phản ánh, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc giúp người dân tiêu thụ nông sản nhưng tỷ lệ nông sản vào các hệ thống thương mại hiện đại chỉ chiếm chưa đến 10%. Nguyên nhân là do người nông dân chưa có đầy đủ giấy tờ như đăng ký kinh doanh, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy kiểm định, hồ sơ công bố chất lượng các quy chuẩn và ít chú trọng đến đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm, mẫu mã sản phẩm…
Để khắc phục các hạn chế trên đòi hỏi cơ quan quản lý như Sở Công Thương, Sở NN&PTNT hỗ trợ các cơ sở sản xuất, HTX xây dựng nhãn hiệu, tem truy xuất nguồn gốc, thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói… qua đó đáp ứng các điều kiện cần thiết để đưa hàng hóa vào các kênh phân phối hiện đại tiêu thụ. Đồng thời, cần tạo điều kiện thuận lợi để các hộ kinh doanh đơn lẻ phát triển thành nhóm, tổ sản xuất qua đó tham gia vào chuỗi cung ứng bán lẻ hiện đại, góp phần ổn định giá cả thị trường. Ngoài ra, cơ quan quản lý nên thường xuyên tổ chức hoạt động kết nối giữa các siêu thị với đơn vị sản xuất, từ đó người sản xuất nắm bắt những quy định, tiêu chuẩn cung ứng nông sản, cách thức đưa nông sản vào hệ thống siêu thị tiêu thụ. Ở chiều ngược lại, chính các đơn vị, người nông dân phải đảm bảo chặt chẽ quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng uy tín sản phẩm, xây dựng thương hiệu.
Nhiều chuyên gia có ý kiến muốn đưa nông sản vào hệ thống bán lẻ đòi hỏi phải xây dựng mỗi liên kết giữa đơn vị sản xuất với đơn vị bán lẻ, ông có ý kiến gì về vấn đề này?
- Thực tế tiêu thụ hàng hóa thời gian qua cho thấy, xây dựng mối liên kết là điểm yếu chung của các DN Việt Nam cả sản xuất và kinh doanh. Để đẩy mạnh việc tiêu thụ nông sản qua các kênh phân phối hiện đại, các hợp tác xã, nông dân phải sản xuất theo hướng an toàn, bảo đảm chất lượng, số lượng, độ đồng đều. Trong quản lý, cần ghi chép sổ sách nhật ký chăm sóc để có hồ sơ truy xuất nguồn gốc xuất xứ, chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm. Cùng với đó, các cơ quan chức năng cần hỗ trợ nông dân, hợp tác xã trong việc liên kết với DN, siêu thị ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm nông sản. Như vậy, để tìm được tiếng nói chung với các nhà phân phối trong tiêu thụ nông sản, người sản xuất cần xây dựng kế hoạch sản xuất theo quy trình an toàn, có sự kiểm soát, tạo ra sản phẩm đồng đều về chất lượng, đáp ứng quy mô, đơn hàng lớn. Đồng thời, người sản xuất cần tính tới việc quảng bá, bán hàng thông qua mạng xã hội từ đó bắt kịp với xu thế xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ nông sản thời hiện đại.
Thời gian tới, các địa phương cần chủ động thay đổi phương thức canh tác, hướng đến sản xuất quy mô lớn theo hình thức liên kết chuỗi. Các ngành chức năng cần đẩy mạnh hỗ trợ người sản xuất trong việc hoàn thiện hồ sơ pháp lý để chứng minh nguồn gốc sản phẩm, từ đó tạo thuận lợi trong việc kết nối với siêu thị, cửa hàng tiện ích.
Chú ý thương mại điện tử
Thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, vậy theo ông thời gian tới người nông dân có nên đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử tiêu thụ? Để làm được việc này cơ quan Nhà nước cần có những hoạt động hỗ trợ người sản xuất tiếp cận công nghệ 4.0 hiện đại này?
- Sàn thương mại điện tử là một trong những kênh bán hàng hữu hiệu, nhất là các mặt hàng nông sản trong dịch Covid-19. Có như vậy là bởi thương mại điện tử với ưu điểm chi phí thấp kéo theo giá bán một số mặt hàng nông sản rẻ hơn mua trực tiếp, không bó buộc thời gian mua sắm. Chính vì vậy, cơ quan chức năng như Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số (Bộ Công Thương) cần hỗ trợ kinh phí cho DN thương mại điện tử xây dựng những trang web bán hàng độc lập hoặc hỗ trợ DN, người nông dân tham gia đưa hàng vào các sàn thương mại điện tử lớn như Lazada, Tiki, Shopee… tiêu thụ. Có thể nói, việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử tiêu thụ là rất đúng bởi DN không chỉ đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng trong nước mà còn vươn tầm ra quốc tế.
Để tháo gỡ và khơi thông tiêu thụ nông sản giữa bão dịch Covid-19, ông có đề xuất kiến nghị gì với cơ quan chức năng cũng như DN?
- Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp chưa thể khống chế nên trên tất các khâu từ thu hoạch, bảo quản, vận chuyển, thị trường tiêu thụ đều gặp khó khăn… Do đó, các địa phương cần xây dựng kế hoạch ấn định ngày giờ thu hoạch, địa điểm tập kết nông sản qua đó DN bán lẻ xây dựng phương án tiêu thụ phù hợp. Đặc biệt để tạo sự đồng thuận trong lưu thông tiêu thụ Chính phủ nên tổ chức "Ban chỉ đạo sản xuất, thu mua và tiêu thụ nông sản" giúp cho người dân càng sớm càng tốt. Ngoài ra để tập trung vào việc ổn định và phát triển kinh tế mà trước mắt là khâu sản xuất và tiêu thụ nông sản, các địa phương nên phân công giao nhiệm vụ cụ thể cho 3 ngành công thương, nông nghiệp và giao thông vận tải... trong quá trình triển khai tiêu thụ nông sản.
"Thực tế thời gian qua cho thấy, một số tỉnh thành như Bắc Giang, Hải Dương đã tiêu thụ trái vải thiều rất thành công ở thị trường trong nước và trên thế giới. Kết quả này cho thấy nếu chúng ta có giải pháp đồng bộ và có cách làm chủ động, sáng tạo thì chúng ta sẽ giải quyết được những khó khăn." - Chuyên gia bán lẻ Vũ Vinh Phú |
Cụ thể, Bộ GTVT cần tạo “luồng xanh” trong việc vận chuyển, địa phương dừng ban hành “giấy phép con” gây cản trở lưu thông hàng hóa trái với tinh thần chỉ đạo của Chính phủ; ưu tiên tiêm vaccine cho lái xe, và người thu mua, bốc xếp nông sản. Bộ Công Thương kết nối, tạo mọi điều kiện cho các đơn vị kinh doanh nông sản triển khai việc thu mua cho bà con nông dân với "giá sàn" quy định, tránh trường hợp thương lái ép giá. DN, hợp tác xã, hộ sản xuất cũng cần có sự liên kết và tăng cường các phương thức bán hàng mới như các kênh thương mại điện tử, sẵn sàng các phương án chế biến bảo quản tiêu thụ lâu dài. Các cơ quan chức năng cũng cần hỗ trợ liên kết sản xuất tiêu thụ mở rộng thị trường ngoài nước hay khâu lưu thông, thông quan qua các cửa khẩu được thuận lợi.
Xin cảm ơn ông!
Nguồn: https://kinhtedothi.vn/chuyen-nghiep-hoa-trong-qua-trinh-tieu-thu-nong-san-432745.html
Trình làng giống dưa lưới lai F1 'made in Việt Nam' không thua kém hàng ngoại
Giống dưa lưới Hoàng Ngân lai F1 do ASISOV chọn tạo trồng thử nghiệm tại nhiều tỉnh trong khu vực Nam Trung bộ cho năng suất bình quân đạt 3,5-4 tấn/1.000m2/vụ, lãi 70-80 triệu đồng.
Ứng dụng khoa học-công nghệ giúp nông dân làm giàu
Những năm gần đây, vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt được nhiều thành tựu vượt bậc về phát triển kinh tế nông nghiệp. Nhằm nâng cao hiệu quả, giảm chi phí đầu tư, gia tăng thu nhập, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại và hộ dân trong vùng...
Tăng cường đổi mới sáng tạo để nâng cao hiệu quả nông nghiệp Việt Nam
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, bên cạnh nguồn lực hữu hình, cách tiếp cận cần đặc biệt quan tâm tới là xây dựng nguồn lực vô hình: Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Khai phá thị trường gia vị từ cá
Thị trường gia vị tưởng nhỏ nhưng hóa ra lại vô cùng lớn và có sức cạnh tranh khốc liệt, chỉ những doanh nghiệp đủ lớn mới tự tin tham gia. Đó là phải đầu tư bài bản, sản phẩm độc đáo, đổi mới cả về nhãn hiệu, bao bì và chính sách chăm sóc người tiêu dùng
Giúp nhà nông làm chủ công nghệ số
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là đòi hỏi, yêu cầu khách quan hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại và người nông dân - chủ thể của nền nông nghiệp đó - không thể đứng ngoài cuộc.
Hà Nội: Chuyện từ những nông trại công nghệ cao đầu tư tiền "khủng"
Với mục tiêu tạo đột phá cho nông nghiệp Thủ đô trong giai đoạn mới, Hà Nội tiếp tục phát huy tiềm năng, nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), đặc biệt là tăng cường thu hút DN đầu tư vào lĩnh vực này.
Xu hướng số hóa thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng
Nền kinh tế số đang phát triển nhanh chóng của Việt Nam có khả năng giúp đưa đất nước trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045. Dù sẽ có những thách thức cần vượt qua, song hành trình phát triển này cũng sẽ mang lại nhiều cơ hội cho đầu tư trên
Mã số vùng trồng sẽ được cấp... online
Theo kế hoạch chuyển đổi số nông nghiệp năm 2022, Bộ NNPTNT sẽ ưu tiên đồng bộ hóa dữ liệu ngành trồng trọt, chăn nuôi, trong đó, sẽ số hóa quy trình cấp để triển khai cấp mã số vùng trồng trực tuyến (online).
Để nâng cao giá trị chanh leo: Phải đầu tư chế biến sâu
Chia sẻ với phóng viên Kinh tế nông thôn trong một lần ghé thăm đơn vị, Giám đốc Công ty TNHH Hàm Long - Gia Lai Nguyễn Phúc Hoạt cho biết, nếu có vốn để đầu tư công nghệ chế biến chanh leo sau thu hoạch, thì giá trị sẽ cao hơn rất nhiều.
Sắp ra mắt cổng thông tin điện tử hỗ trợ nông nghiệp trực tuyến
Cổng thông tin điện tử hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên sàn thương mại điện tử ra mắt vào ngày 1/12 sẽ trở thành cầu nối để chia sẻ thông tin về nông nghiệp.
Bình luận