Liên kết tiêu thụ thủy sản, hạn chế thiệt hại cho người nuôi

Để hạn chế tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 đến ngành nuôi trồng thủy sản, tại các địa phương của tỉnh Hải Dương đang hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Theo thống kê, toàn tỉnh Hải Dương có hơn 12.000 hecta nuôi thả và khoảng 7.000 lồng cá, có thể cung ứng ra thị trường khoảng 40.000 tấn cá từ nay đến cuối năm. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, việc tiêu thụ các loại thủy sản của nông dân Hải Dương gặp nhiều khó khăn, nhất là với một số loại cá nước ngọt đặc thù như cá nheo, cá chuối, cá rô đồng, cá chép giòn...

viber_image_2021-08-26_16-13-03-517.jpg

Hút chân không các sản phẩm được sơ chế.

Chỉ tính riêng cá rô đầu vuông, toàn tỉnh Hải Dương hiện có khoảng 200 hecta đang vào vụ thu hoạch với năng suất 60-80 tấn/hecta. Loại cá này rất được thị trường ưa chuộng, nhất là các nhà hàng, quán ăn nhưng hiện các cơ sở này tạm dừng hoạt động để phòng chống dịch Covid-19 nên cá tiêu thụ chậm, giá xuống thấp.
Để hạn chế thiệt hại cho người nuôi cá, ngành nông nghiệp các địa phương đã chủ động xúc tiến, kết nối các chuỗi liên kết chế biến, tiêu thụ sản phẩm cả trong nội tỉnh và các địa phương khác như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang…

Ông Vũ Việt Anh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hải Dương cho biết: "Chúng tôi cũng kết nối đẩy mạnh sơ chế và chế biển sản phẩm nuôi trồng thủy sản trong đó có những sản phẩm chế biến thành bún cá rô, bún cá. Một số địa bàn cũng đã có những tín hiệu rất phấn khởi. Hy vọng rằng trong thời gian tới với những giải pháp đồng bộ, sự hỗ trợ của các cấp ngành thì việc tiêu thụ sản phẩm thủy sản nước ngọt của tỉnh sẽ vượt qua thời gian khó khăn này"./.

Nguồn: Theo VOV

Bình luận

Trình làng giống dưa lưới lai F1 'made in Việt Nam' không thua kém hàng ngoại

Giống dưa lưới Hoàng Ngân lai F1 do ASISOV chọn tạo trồng thử nghiệm tại nhiều tỉnh trong khu vực Nam Trung bộ cho năng suất bình quân đạt 3,5-4 tấn/1.000m2/vụ, lãi 70-80 triệu đồng.

Ứng dụng khoa học-công nghệ giúp nông dân làm giàu

Những năm gần đây, vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt được nhiều thành tựu vượt bậc về phát triển kinh tế nông nghiệp. Nhằm nâng cao hiệu quả, giảm chi phí đầu tư, gia tăng thu nhập, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại và hộ dân trong vùng...

Tăng cường đổi mới sáng tạo để nâng cao hiệu quả nông nghiệp Việt Nam

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, bên cạnh nguồn lực hữu hình, cách tiếp cận cần đặc biệt quan tâm tới là xây dựng nguồn lực vô hình: Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Khai phá thị trường gia vị từ cá

Thị trường gia vị tưởng nhỏ nhưng hóa ra lại vô cùng lớn và có sức cạnh tranh khốc liệt, chỉ những doanh nghiệp đủ lớn mới tự tin tham gia. Đó là phải đầu tư bài bản, sản phẩm độc đáo, đổi mới cả về nhãn hiệu, bao bì và chính sách chăm sóc người tiêu dùng

Giúp nhà nông làm chủ công nghệ số

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là đòi hỏi, yêu cầu khách quan hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại và người nông dân - chủ thể của nền nông nghiệp đó - không thể đứng ngoài cuộc.

Hà Nội: Chuyện từ những nông trại công nghệ cao đầu tư tiền "khủng"

Với mục tiêu tạo đột phá cho nông nghiệp Thủ đô trong giai đoạn mới, Hà Nội tiếp tục phát huy tiềm năng, nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), đặc biệt là tăng cường thu hút DN đầu tư vào lĩnh vực này.

Xu hướng số hóa thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng

Nền kinh tế số đang phát triển nhanh chóng của Việt Nam có khả năng giúp đưa đất nước trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045. Dù sẽ có những thách thức cần vượt qua, song hành trình phát triển này cũng sẽ mang lại nhiều cơ hội cho đầu tư trên

Mã số vùng trồng sẽ được cấp... online

Theo kế hoạch chuyển đổi số nông nghiệp năm 2022, Bộ NNPTNT sẽ ưu tiên đồng bộ hóa dữ liệu ngành trồng trọt, chăn nuôi, trong đó, sẽ số hóa quy trình cấp để triển khai cấp mã số vùng trồng trực tuyến (online).

Để nâng cao giá trị chanh leo: Phải đầu tư chế biến sâu

Chia sẻ với phóng viên Kinh tế nông thôn trong một lần ghé thăm đơn vị, Giám đốc Công ty TNHH Hàm Long - Gia Lai Nguyễn Phúc Hoạt cho biết, nếu có vốn để đầu tư công nghệ chế biến chanh leo sau thu hoạch, thì giá trị sẽ cao hơn rất nhiều.

Sắp ra mắt cổng thông tin điện tử hỗ trợ nông nghiệp trực tuyến

Cổng thông tin điện tử hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên sàn thương mại điện tử ra mắt vào ngày 1/12 sẽ trở thành cầu nối để chia sẻ thông tin về nông nghiệp.