Phụ phẩm bia + phân bò = thuốc trừ sâu sinh học
Trong nỗ lực giảm thiểu hóa chất độc hại trong nông nghiệp, các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha tạo ra loại thuốc trừ sâu sinh học được đánh giá là “trên cả tuyệt vời”.
Sản lượng rau diếp được ghi nhận đạt năng suất cao hơn khi canh tác theo phương pháp sử dụng thuốc trừ sâu sinh học mới của các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha. Ảnh: Maite Gandariasbeitia et al
Nghiên cứu mới mẻ này được cộng đồng khoa học chuyên về sức khỏe đất cũng như giới bảo vệ môi trường đánh giá cao, nhất là trong bối cảnh việc lạm dụng quá nhiều chất khử trùng hóa học trong nông nghiệp có hại cho sức khỏe con người và môi trường và do đó bị cấm sử dụng.
Nhà khoa học Gandariasbeitia cũng nhấn mạnh cách mà tuyến trùng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất cây trồng. “Tuyến trùng gây ra các nút thắt trên rễ -vốn là một loại ký sinh trùng phổ biến có trong đất, chúng xâm nhập vào mô rễ của cây để đẻ trứng và hoạt động này sau đó gây ra các khối u hoặc làm bộ rễ bị sưng lên giống như những nút thắt. Thiệt hại này ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bộ rễ và có nghĩa là cây trồng không thể hấp thụ chất dinh dưỡng một cách hiệu quả, làm chậm sự phát triển của cây và cuối cùng dẫn đến suy giảm năng suất cho nông dân", bà Gandariasbeitia nói. |
Với nỗ lực giảm thiểu chất thải trong ngành nông nghiệp và giảm lượng hóa chất độc hại trong sản xuất, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các sản phẩm phụ hữu cơ từ dây chuyền sản xuất bia kết hợp với phân bò để canh tác, như một phương pháp tiềm năng để khử trùng đất, bảo tồn các vi sinh vật trong đất khỏe mạnh và tăng năng suất cây trồng.
Giải pháp này vừa được công bố trên tạp chí chuyên ngành Frontiers in Sustainable Food Systems. Theo đó, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Neiker Basque ở Tây Ban Nha đã sử dụng phụ phẩm nông nghiệp từ phụ phẩm hạt cải dầu và bã bia trộn với phân bò tươi như là phương pháp “hai trong một” thay thế hiệu quả.
Maite Gandariasbeitia, tác giả chủ trì nghiên cứu thuốc trừ sâu sinh học mới này giải thích: “Bã hạt cải dầu và bã bia chính là hai phương pháp xử lý hữu cơ tiềm năng đã cho kết quả thực sự khả quan so với các nghiên cứu trước đây. Hàm lượng nitơ cao có trong hai phụ phẩm này đã thúc đẩy hoạt động của các vi sinh vật có lợi trong đất, giúp phân hủy các chất hữu cơ như phân và tiêu diệt tuyến trùng cũng như các ký sinh trùng khác gây hại cho cây trồng".
Để khử trùng đất và giảm số lượng các tuyến trùng này, bã bia và bã hạt cải dầu được trộn vào đất với phân bò tươi như một phương pháp xử lý hữu cơ tiềm năng. Sau khi xử lý đất vụ đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sự giảm đáng kể hiện tượng khối u gây thắt nút bộ rễ cây.
Sẽ nghiên cứu sâu hơn
Quan sát trên các ô thửa đối chứng sau một năm trình diễn thí điểm sử dụng loại thuốc trừ sâu sinh học kết hợp giữa bã bia và phân bò, các nhà khoa học cũng xác thực năng suất cây trồng đã tăng khoảng 15%. Ngoài ra, việc xử lý chất hữu cơ sẵn có này đã thúc đẩy quần thể vi sinh vật có ích trong đất, được chứng minh qua chỉ số tơi xốp, tăng độ hô hấp của đất cao hơn đáng kể.
Hiện tượng tuyến trùng xâm nhập gây ra các khối u trên bộ rễ. Ảnh: Maite Gandariasbeitia et al
Nghiên cứu cũng chứng minh rằng, những phụ phẩm nông nghiệp này là giải pháp xử lý hiệu quả đối với tuyến trùng gây thắt nút rễ và tiêu diệt hiệu quả các loại ký sinh trùng khác trong đất, giúp đạt năng suất cây trồng cao hơn cũng như thúc đẩy hệ thống lương thực bền vững để giảm chất thải từ ngành nông nghiệp.
Tuy nhiên, nhà khoa học Gandariasbeitia cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu thêm để khám phá các phương pháp xử lý hữu cơ tiềm năng khác có thể được sử dụng theo cách tương tự.
"Chúng tôi vẫn còn nhiều câu hỏi cần phải trả lời để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về những gì xảy ra trong đất trong và sau các phương pháp xử lý sinh học này. Điều này có thể giúp chúng tôi thực sự làm sáng tỏ những đặc điểm mà chúng tôi nên tìm kiếm trong các phương pháp xử lý hữu cơ tiềm năng khác", nhà khoa học chia sẻ.
Trồng cải xoong bằng bụi đất mặt trăng
Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã gieo hạt cây cải xoong thành công bằng bụi đất từ mặt trăng do các phi hành gia sứ mệnh Apollo của NASA thu thập được.
Phát triển chăn nuôi tuần hoàn nhờ lợi thế công nghệ sinh học
Nhờ ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải, nghề chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu, Sơn La đã tạo ra những phế phẩm giá trị kinh tế cao.
Thử nghiệm thành công hai giống nho không hạt chất lượng cao
Viện Nghiên cứu bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam cho biết, đơn vị đã chọn tạo, trồng thử nghiệm thành công hai giống nho không hạt NH04-128 và NH04-61.
Người tiên phong sản xuất Natto tại Việt Nam
Anh Lê Văn Thư, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Sinh học và Thương mại Magala (số 280, phố Ngọc Thụy, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên) là người sản xuất Natto đầu tiên tại Việt Nam - sản phẩm được làm từ hạt đậu nành nấu chín và ủ với men Bacillus Natto.
Tận tay sờ vào con cá tầm có màu như vàng 9999
Khi tôi khẽ nhấc con cá tầm lên khỏi mặt nước, làn da như vàng 9999 óng ánh của nó bắt sáng còn lấp lánh hơn cả ánh mặt trời…
Công nghệ sản xuất sinh khối vi tảo mật độ cao
Là nguồn thức ăn quan trọng cho luân trùng, một số ấu trùng cá và giáp xác, loài tảo Nannochloropsis oculata được Viên Nghiên cứu Hải sản sản xuất sinh khối mật độ cao.
'Hữu cơ hóa' nông nghiệp với sản phẩm vi sinh
Ứng dụng chế phẩm vi sinh vào nông nghiệp ở Vĩnh Phúc đang cho thấy hiệu quả kép cả về kinh tế và môi trường.
'Thay máu' giống cây trồng bằng giống nuôi cấy mô
Với nhiều ưu thế vượt trội về chất lượng và khả năng nhân giống nhanh, các giống cây trồng, nhất là giống rau quả sản xuất bằng nuôi cấy mô ngày càng tỏa rộng.
Tiềm năng ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất an toàn ở ĐBSCL
Ở ĐBSCL nông dân trồng lúa sử dụng phân hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học ngày càng nhiều. Kết quả nghiên cứu giúp giảm giá thành sản xuất, bảo vệ tốt môi trường.
Chuyển đổi số nông nghiệp: Câu chuyện thực tế của nữ tỷ phú Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 trồng đông trùng hạ thảo
Trong sản xuất nông nghiệp, càng áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào thì sức người càng được giải phóng. Khi đó, chúng ta sẽ tiết kiệm được công lao động, tỷ lệ rủi ro sẽ ít đi. Hiệu quả kinh tế cũng được nhân lên...
Bình luận