Sàn thương mại điện tử hỗ trợ bà con tiêu thụ hàng hóa
Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch Covid 19, nhiều sàn thương mại điện tử đã tiêu thụ được số lượng lớn sản phẩm cho bà con nông dân, đặc biệt là hàng nông sản. Tiếp nối thành công này, nhiều sàn thương mại điện tử cũng lên kế hoạch hỗ trợ tiêu thụ
Cụ thể, sàn thương mại điện tử Postmart.vn (thuộc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam - Vietnam Post) sau khi tiêu thụ thành công gần 4.000 tấn vải thiều Bắc Giang hiện đang lên kế hoạch đưa thông tin của khoảng 2,5 triệu hộ sản xuất nông nghiệp lên Postmart.vn đến hết năm nay. Hàng chục ngàn nhân viên đang tỏa xuống các địa phương để tập huấn cho các hộ nông dân thực hiện các kỹ năng livestream, họp nhóm, gửi hình ảnh hoặc video... cùng nông dân đóng gói, bảo quản, vận chuyển sản phẩm... Sàn thương mại điện tử Vỏ Sò (thuộc Viettel Post) cũng đã tổ chức đào tạo online cho các hộ sản xuất nông nghiệp về cách tạo tài khoản, đưa sản phẩm lên sàn.
Trước thực tế này, một số doanh nghiệp, hộ sản xuất đã nhanh chóng thích nghi, tìm đến phương thức giao dịch qua các kênh online, thương mại điện tử. Nhiều năm kinh doanh sản phẩm trà, bà Trịnh Kim Thư, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MD Queens cho biết, hiện doanh nghiệp đang đẩy mạnh chào bán sản phẩm của mình qua các sàn thương mại điện tử như: chonhaminh.gov.vn, sàn thương mại điện tử quốc tế eBay.com… nhằm vượt qua khó khăn trong giai đoạn giãn cách hiện nay.
“Để đạt được hiệu quả trong việc bán hàng online, chúng tôi cũng thực hiện đào tạo chuyên sâu, hiểu sâu về sản phẩm, công dụng của sản phẩm. Với sự thay đổi kịp thời này, giúp cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn của thời kỳ dịch bệnh và đưa doanh nghiệp phát triển sang một hướng mới, đó là kinh doanh online”, bà Trịnh Kim Thư chia sẻ.
Thương mại điện tử giúp tiêu thụ nhiều mặt hàng nông sản cho bà con nông dân
Khó khăn lớn nhất hiện nay với hầu hết các hộ sản xuất muốn thúc đẩy tiêu thụ online là quy mô nhỏ lẻ, manh mún, vì vậy, rào cản về công nghệ, thiết bị đang là khâu yếu cần được khắc phục. Do đó, cần có sự vào cuộc hỗ trợ của địa phương và các sàn giao dịch, đặc biệt trong các khâu: marketing, bao bì, bảo quản, đóng gói…
Bà Nguyễn Minh Tú, Giám đốc đối ngoại Lazada cho biết, để đồng hành cùng bà con nông dân và doanh nghiệp lên sàn, Lazada đã triển khai hỗ trợ như miễn phí vận chuyển, giảm giá sản phẩm, hướng dẫn giúp bà con nông dân tiếp cận được khách hàng một cách dễ dàng hơn.
“Lazada đã hợp tác với các cơ quan của Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến Thương mại, Cục Thương mại Điện tử, giúp đưa hàng hóa cho các doanh nghiệp, hợp tác xã của các tỉnh như: Hải Dương, Bắc Giang, Hưng Yên… để bán được nông sản trên sàn, cũng như giúp họ tiếp cận được với khách hàng một cách thuận tiện hơn. Chúng tôi cũng có những hỗ trợ đồng hành công cụ như Livestream để giúp cho tương tác giữa người bán hàng và người mua được gần gũi thực tế và hiệu quả hơn”, bà Nguyễn Minh Tú cho hay.
Trong năm nay, sàn thương mại điện tử Vỏ Sò đặt mục tiêu tạo hơn 2 triệu gian hàng nông sản trên sàn. Tiếp đó, sàn Shopee hiện cũng đang thực hiện hương trình “Thực phẩm bình ổn” nhằm cung cấp các loại trái cây đúng vụ, rau sạch theo tiêu chuẩn VietGap tươi ngon, an toàn./.
Nguồn: Theo VOV
Trình làng giống dưa lưới lai F1 'made in Việt Nam' không thua kém hàng ngoại
Giống dưa lưới Hoàng Ngân lai F1 do ASISOV chọn tạo trồng thử nghiệm tại nhiều tỉnh trong khu vực Nam Trung bộ cho năng suất bình quân đạt 3,5-4 tấn/1.000m2/vụ, lãi 70-80 triệu đồng.
Ứng dụng khoa học-công nghệ giúp nông dân làm giàu
Những năm gần đây, vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt được nhiều thành tựu vượt bậc về phát triển kinh tế nông nghiệp. Nhằm nâng cao hiệu quả, giảm chi phí đầu tư, gia tăng thu nhập, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại và hộ dân trong vùng...
Tăng cường đổi mới sáng tạo để nâng cao hiệu quả nông nghiệp Việt Nam
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, bên cạnh nguồn lực hữu hình, cách tiếp cận cần đặc biệt quan tâm tới là xây dựng nguồn lực vô hình: Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Khai phá thị trường gia vị từ cá
Thị trường gia vị tưởng nhỏ nhưng hóa ra lại vô cùng lớn và có sức cạnh tranh khốc liệt, chỉ những doanh nghiệp đủ lớn mới tự tin tham gia. Đó là phải đầu tư bài bản, sản phẩm độc đáo, đổi mới cả về nhãn hiệu, bao bì và chính sách chăm sóc người tiêu dùng
Giúp nhà nông làm chủ công nghệ số
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là đòi hỏi, yêu cầu khách quan hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại và người nông dân - chủ thể của nền nông nghiệp đó - không thể đứng ngoài cuộc.
Hà Nội: Chuyện từ những nông trại công nghệ cao đầu tư tiền "khủng"
Với mục tiêu tạo đột phá cho nông nghiệp Thủ đô trong giai đoạn mới, Hà Nội tiếp tục phát huy tiềm năng, nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), đặc biệt là tăng cường thu hút DN đầu tư vào lĩnh vực này.
Xu hướng số hóa thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng
Nền kinh tế số đang phát triển nhanh chóng của Việt Nam có khả năng giúp đưa đất nước trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045. Dù sẽ có những thách thức cần vượt qua, song hành trình phát triển này cũng sẽ mang lại nhiều cơ hội cho đầu tư trên
Mã số vùng trồng sẽ được cấp... online
Theo kế hoạch chuyển đổi số nông nghiệp năm 2022, Bộ NNPTNT sẽ ưu tiên đồng bộ hóa dữ liệu ngành trồng trọt, chăn nuôi, trong đó, sẽ số hóa quy trình cấp để triển khai cấp mã số vùng trồng trực tuyến (online).
Để nâng cao giá trị chanh leo: Phải đầu tư chế biến sâu
Chia sẻ với phóng viên Kinh tế nông thôn trong một lần ghé thăm đơn vị, Giám đốc Công ty TNHH Hàm Long - Gia Lai Nguyễn Phúc Hoạt cho biết, nếu có vốn để đầu tư công nghệ chế biến chanh leo sau thu hoạch, thì giá trị sẽ cao hơn rất nhiều.
Sắp ra mắt cổng thông tin điện tử hỗ trợ nông nghiệp trực tuyến
Cổng thông tin điện tử hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên sàn thương mại điện tử ra mắt vào ngày 1/12 sẽ trở thành cầu nối để chia sẻ thông tin về nông nghiệp.
Bình luận