Tăng cường kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP
Nhiều loại nông sản, thực phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) của thành phố Hà Nội đang vào vụ thu hoạch. Tuy nhiên, do Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 nên việc tiêu thụ các sản phẩm này gặp nhiều khó khăn.
Để tạo sự thông suốt trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển sản xuất, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động tăng cường kết nối giữa người sản xuất, nhà phân phối bán lẻ và người tiêu dùng.
Việc tổ chức ghi hình phát trực tiếp trên mạng xã hội (livestream) giới thiệu các sản phẩm OCOP của Hà Nội sẽ góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
Dư thừa cục bộ
Xã Đại Thành (huyện Quốc Oai) nổi tiếng với đặc sản nhãn chín muộn. Vụ nhãn năm nay được đánh giá được mùa với sản lượng khoảng 4.000 tấn. Tuy nhiên, thời gian thực hiện giãn cách xã hội đúng vào thời điểm thu hoạch nhãn nên việc kết nối tiêu thụ tại thị trường truyền thống bị gián đoạn. Mặt khác, do chưa có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nên người dân chủ yếu bán ra thị trường tự do với giá bấp bênh. Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Đại Thành Trần Hữu Khoa cho biết, thời điểm này vẫn còn 2.000 tấn chưa thu hoạch, giá thấp và việc tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn.
Còn Trưởng phòng Kinh tế huyện Phú Xuyên Lê Tiến Xuân thông tin, trong tháng 9, nhiều sản phẩm của nông dân Phú Xuyên đến kỳ thu hoạch, cần kết nối tiêu thụ ngay. Đó là bưởi Thồ với sản lượng 650 tấn/tháng/vụ, giá 15-25 nghìn đồng/quả; chuối xanh với sản lượng 50-70 tấn/tháng, giá 2.500-3.000 đồng/kg…; cá thương phẩm với sản lượng 15-25 tấn/tuần; trứng vịt lộn, rau gia vị, lúa chất lượng cao…
Tương tự, chuyên viên Phòng Kinh tế huyện Ba Vì Hoàng Diệu Thu cho biết, Ba Vì có đặc sản gà đồi với tổng đàn 300.000 con/năm, trung bình mỗi tháng cần tiêu thụ 20.000-30.000 con, tuy nhiên trong thời điểm này, chỉ tiêu thụ được 7.000-8.000 con/tháng. Còn sản phẩm mật ong OCOP Vinh Hoa hiện có khoảng 13 tấn cần phải tiêu thụ…
Về việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn Thủ đô, theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn, thành phố có 32.907ha rau, 7.960ha hoa cây cảnh, 19.390ha cây ăn quả, 76 xã chăn nuôi trọng điểm, 1.054 sản phẩm được chứng nhận OCOP... Do thực hiện giãn cách xã hội, nhiều vùng sản xuất không có thương lái tới thu mua, nhiều hộ nông dân không vận chuyển được hàng hóa đến tiêu thụ tại các chợ, cửa hàng trên địa bàn thành phố dẫn tới tình trạng dư thừa nguồn cung nông sản cục bộ.
Đẩy mạnh hỗ trợ, xúc tiến thương mại
Để hỗ trợ nông dân các địa phương tiêu thụ sản phẩm OCOP nói riêng, nông sản, thực phẩm nói chung trong đại dịch, Sở NN&PTNT Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động kết nối các chủ thể có sản phẩm với thị trường. Một trong những hoạt động đáng ghi nhận là việc tổ chức “Diễn đàn trực tuyến Hà Nội 2021 - Kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn” ngày 1-9. Tại diễn đàn này, nhiều sản phẩm OCOP đã được giới thiệu trực tuyến với người tiêu dùng và nhà bán lẻ; được các chuyên gia, nhà quản lý góp ý, định hướng để phát triển sản xuất, kinh doanh, tiếp cận thị trường…
Ông Paul Le, Phó Chủ tịch Tập đoàn Central Retail Việt Nam (doanh nghiệp sở hữu chuỗi siêu thị Big C) cho biết, Central Retail sẽ hỗ trợ các sản phẩm OCOP của Hà Nội theo hai hướng. Đó là, tăng cường giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại thị trường Việt Nam và thế giới; đồng thời đưa các sản phẩm phù hợp vào hệ thống phân phối hiện đại của doanh nghiệp…
Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam Vũ Thị Hậu cho rằng: “Các hệ thống bán lẻ đều có bộ phận chuyên trách để kiểm định chất lượng sản phẩm. Do đó, nhà sản xuất phải tuân thủ quy trình an toàn thực phẩm, ưu tiên việc chứng nhận các tiêu chuẩn như VietGAP, GlobolGAP... cho sản phẩm. Có tạo được uy tín thì sản phẩm mới đứng vững trên thị trường; sản phẩm an toàn thì mới vào được hệ thống bán lẻ trong các siêu thị…”.
Chia sẻ tại “Diễn đàn trực tuyến Hà Nội 2021 - Kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn”, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới trung ương Nguyễn Minh Tiến nhận định, Hà Nội cần tiếp tục tổ chức diễn đàn thường xuyên; đồng thời đào tạo, tập huấn cho các chủ thể OCOP cũng như các nhà sản xuất sản phẩm nông nghiệp về bán hàng trực tuyến, phát triển thương mại điện tử… Điều này không những thúc đẩy phát triển sản xuất mà còn góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, qua đó nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới.
Để tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ nông sản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Quốc Toản thông tin, Bộ NN&PTNT đã dữ liệu hóa chuỗi nông sản an toàn của 32 tỉnh, thành phố phía Bắc, trong đó có Hà Nội; thống kê sản lượng, nhu cầu và mức độ tiêu dùng của người dân từng địa phương. Từ dữ liệu đó, cơ quan chức năng sẽ điều tiết sản xuất, xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ... Đây vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa có tính lâu dài, từng bước gắn sản xuất với thị trường, bảo đảm nguồn cung cho người tiêu dùng và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
Nguồn: http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Nong-nghiep/1011102/tang-cuong-ket-noi-tieu-thu-san-pham-ocop
Trình làng giống dưa lưới lai F1 'made in Việt Nam' không thua kém hàng ngoại
Giống dưa lưới Hoàng Ngân lai F1 do ASISOV chọn tạo trồng thử nghiệm tại nhiều tỉnh trong khu vực Nam Trung bộ cho năng suất bình quân đạt 3,5-4 tấn/1.000m2/vụ, lãi 70-80 triệu đồng.
Ứng dụng khoa học-công nghệ giúp nông dân làm giàu
Những năm gần đây, vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt được nhiều thành tựu vượt bậc về phát triển kinh tế nông nghiệp. Nhằm nâng cao hiệu quả, giảm chi phí đầu tư, gia tăng thu nhập, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại và hộ dân trong vùng...
Tăng cường đổi mới sáng tạo để nâng cao hiệu quả nông nghiệp Việt Nam
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, bên cạnh nguồn lực hữu hình, cách tiếp cận cần đặc biệt quan tâm tới là xây dựng nguồn lực vô hình: Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Khai phá thị trường gia vị từ cá
Thị trường gia vị tưởng nhỏ nhưng hóa ra lại vô cùng lớn và có sức cạnh tranh khốc liệt, chỉ những doanh nghiệp đủ lớn mới tự tin tham gia. Đó là phải đầu tư bài bản, sản phẩm độc đáo, đổi mới cả về nhãn hiệu, bao bì và chính sách chăm sóc người tiêu dùng
Giúp nhà nông làm chủ công nghệ số
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là đòi hỏi, yêu cầu khách quan hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại và người nông dân - chủ thể của nền nông nghiệp đó - không thể đứng ngoài cuộc.
Hà Nội: Chuyện từ những nông trại công nghệ cao đầu tư tiền "khủng"
Với mục tiêu tạo đột phá cho nông nghiệp Thủ đô trong giai đoạn mới, Hà Nội tiếp tục phát huy tiềm năng, nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), đặc biệt là tăng cường thu hút DN đầu tư vào lĩnh vực này.
Xu hướng số hóa thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng
Nền kinh tế số đang phát triển nhanh chóng của Việt Nam có khả năng giúp đưa đất nước trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045. Dù sẽ có những thách thức cần vượt qua, song hành trình phát triển này cũng sẽ mang lại nhiều cơ hội cho đầu tư trên
Mã số vùng trồng sẽ được cấp... online
Theo kế hoạch chuyển đổi số nông nghiệp năm 2022, Bộ NNPTNT sẽ ưu tiên đồng bộ hóa dữ liệu ngành trồng trọt, chăn nuôi, trong đó, sẽ số hóa quy trình cấp để triển khai cấp mã số vùng trồng trực tuyến (online).
Để nâng cao giá trị chanh leo: Phải đầu tư chế biến sâu
Chia sẻ với phóng viên Kinh tế nông thôn trong một lần ghé thăm đơn vị, Giám đốc Công ty TNHH Hàm Long - Gia Lai Nguyễn Phúc Hoạt cho biết, nếu có vốn để đầu tư công nghệ chế biến chanh leo sau thu hoạch, thì giá trị sẽ cao hơn rất nhiều.
Sắp ra mắt cổng thông tin điện tử hỗ trợ nông nghiệp trực tuyến
Cổng thông tin điện tử hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên sàn thương mại điện tử ra mắt vào ngày 1/12 sẽ trở thành cầu nối để chia sẻ thông tin về nông nghiệp.
Bình luận