Tiến sĩ tạo dược chất quý thay thế dược liệu ngoài tự nhiên

Các dược chất như saponin (ngừa ung thư) từ dòng rễ của sâm Ngọc Linh, được TS Tâm và cộng sự, nuôi cấy từ 4-8 tuần trong phòng thí nghiệm.

TS Hồ Thanh Tâm (32 tuổi), Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng nghiên cứu và ứng dụng những phương pháp kỹ thuật nuôi cấy sinh khối (gồm mô, cơ quan, tế bào thực vật) để tạo ra dược chất với hàm lượng tương đương cây trồng ngoài tự nhiên. Đây là cách để có thể chủ động nguồn dược liệu có hoạt chất sinh học cao trong nước khi nguồn ngoài tự nhiên ngày càng cạn kiệt.

anh-ts-tam-4096-1614129294.jpg

TS Hồ Thanh Tâm với lĩnh vực nghiên cứu chính về công nghệ sinh học. Ảnh: NVCC.

TS Tâm cho biết, để tạo sinh khối dược liệu, công đoạn bắt buộc là thu nhận được nguồn cây mẹ chất lượng ngoài tự nhiên. Với nguồn giống chất lượng, nhóm nghiên cứu tiến hành tạo dòng tế bào mong muốn trong điều kiện phòng thí nghiệm. Công đoạn tạo dòng tế bào bao gồm nuôi cấy và phân tích hoạt chất. Theo anh, việc chọn được dòng tế bào sinh trưởng mạnh được coi là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến khả năng tạo ra sinh khối hoạt chất cao.

Dòng lai này được nhân nhanh trong các hệ thống bioreactor nuôi cấy sinh khối. Cuối cùng, các hoạt chất trong sinh khối được phân tích và đánh giá. Tùy vào mỗi loại dược liệu, nếu kết quả hàm lượng hoạt chất thu được như dự định, nhóm sẽ tiến hành nhân rộng mô hình.

Áp dụng phương pháp này, TS Tâm thu được nhiều hợp chất quý tương tự cây trồng tự nhiên, như chất saponin (ngăn ngừa ung thư) từ các dòng rễ bất định của sâm Ngọc Linh. Đồng thời tạo ra các dược liệu trong phòng thí nghiệm để nhân giống và bảo tồn cây đinh lăng, hà thủ ô.

Anh cho biết, thời gian nuôi cấy sinh khối và thu hoạt tính sinh học mất 4-8 tuần để thu sinh khối (tùy vào từng loại dược liệu khác nhau), trong khi quá trình nuôi ngoài tự nhiên và thu dược chất cần tới 8-9 tháng, hoặc một năm với loại thuốc quý hiếm. "Như cây hà thủ ô, sau 4 tuần, tổng hàm lượng các hợp chất trong hệ thống nuôi cấy sinh khối có thể tương đương với cây 2 và 5 năm tuổi trong tự nhiên", anh nói.

anh-2-ts-tam-5212-1614129294.jpg

Hệ thống nuôi cấy sinh khối (mô, tế bào thực vật, cơ quan) để tạo dược chất. Ảnh: NVCC.

Theo TS Tâm: "So với tìm và trồng cây thuốc ngoài tự nhiên, việc tạo sinh khối có hoạt chất trong quy mô thí nghiệm có thể giúp ngắn thời gian sinh trưởng và thu hoạch, từ đó hỗ trợ bảo tồn và duy trì nguồn dược liệu quý trong tự nhiên".

Việc nghiên cứu những phương pháp tạo sinh khối được anh quan tâm từ năm 2011, khi đang học thạc sĩ. Trong lần tham gia dự án bảo tồn sâm Ngọc Linh, dược liệu quý hiếm của Việt Nam, TS Tâm và cộng sự đã nhân giống vô tính thành công loài sâm này. "Tuy vậy, giống sâm này là loài đặc hữu, phân bố hạn chế, khó trồng, nên nếu không khai thác bằng phương pháp khác, số lượng ngoài tự nhiên có thể ngày càng cạn kiệt", anh nói.

Tiếp cận với nhiều công nghệ sinh học mới trong quá trình học tiến sĩ tại Hàn Quốc, sau 6 năm nghiên cứu, TS Tâm đã tạo ra sinh khối chứa hoạt chất hỗ trợ điều trị bệnh trong nhiều dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, hà thủ ô, lan dược liệu. Các phương pháp tạo sinh khối được TS Tâm áp dụng như nuôi cấy rễ bất định, rễ tơ và nuôi cấy huyền phù tế bào...

Làm chủ được hệ thống tạo sinh khối ở quy mô phòng thí nghiệm, TS Tâm mong muốn áp dụng phương pháp này để triển khai sản xuất sinh khối các dược liệu quý ở quy mô pilot, giúp làm chủ nguồn cung cấp và giảm chi phí và giá thành dược phẩm trong tương lai.

 

Nguồn: Theo Vnexpress.net

Bình luận

Trồng cải xoong bằng bụi đất mặt trăng

Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã gieo hạt cây cải xoong thành công bằng bụi đất từ ​​mặt trăng do các phi hành gia sứ mệnh Apollo của NASA thu thập được.

Phát triển chăn nuôi tuần hoàn nhờ lợi thế công nghệ sinh học

Nhờ ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải, nghề chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu, Sơn La đã tạo ra những phế phẩm giá trị kinh tế cao.

Thử nghiệm thành công hai giống nho không hạt chất lượng cao

Viện Nghiên cứu bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam cho biết, đơn vị đã chọn tạo, trồng thử nghiệm thành công hai giống nho không hạt NH04-128 và NH04-61.

Người tiên phong sản xuất Natto tại Việt Nam

Anh Lê Văn Thư, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Sinh học và Thương mại Magala (số 280, phố Ngọc Thụy, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên) là người sản xuất Natto đầu tiên tại Việt Nam - sản phẩm được làm từ hạt đậu nành nấu chín và ủ với men Bacillus Natto.

Tận tay sờ vào con cá tầm có màu như vàng 9999

Khi tôi khẽ nhấc con cá tầm lên khỏi mặt nước, làn da như vàng 9999 óng ánh của nó bắt sáng còn lấp lánh hơn cả ánh mặt trời…

Công nghệ sản xuất sinh khối vi tảo mật độ cao

Là nguồn thức ăn quan trọng cho luân trùng, một số ấu trùng cá và giáp xác, loài tảo Nannochloropsis oculata được Viên Nghiên cứu Hải sản sản xuất sinh khối mật độ cao.

'Hữu cơ hóa' nông nghiệp với sản phẩm vi sinh

Ứng dụng chế phẩm vi sinh vào nông nghiệp ở Vĩnh Phúc đang cho thấy hiệu quả kép cả về kinh tế và môi trường.

'Thay máu' giống cây trồng bằng giống nuôi cấy mô

Với nhiều ưu thế vượt trội về chất lượng và khả năng nhân giống nhanh, các giống cây trồng, nhất là giống rau quả sản xuất bằng nuôi cấy mô ngày càng tỏa rộng.

Tiềm năng ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất an toàn ở ĐBSCL

Ở ĐBSCL nông dân trồng lúa sử dụng phân hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học ngày càng nhiều. Kết quả nghiên cứu giúp giảm giá thành sản xuất, bảo vệ tốt môi trường.

Chuyển đổi số nông nghiệp: Câu chuyện thực tế của nữ tỷ phú Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 trồng đông trùng hạ thảo

Trong sản xuất nông nghiệp, càng áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào thì sức người càng được giải phóng. Khi đó, chúng ta sẽ tiết kiệm được công lao động, tỷ lệ rủi ro sẽ ít đi. Hiệu quả kinh tế cũng được nhân lên...