Tìm giải pháp phát triển chuỗi giá trị nông sản bền vững

Ngày 10/9, Trường đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp một số đơn vị của Bộ NNPTNT, Bộ Công thương tổ chức hội thảo quốc gia “Phát triển chuỗi giá trị nông sản hướng tới nông nghiệp bền vững trong bối cảnh hội nhập tại Đông Nam Á”.

12-1631261303172.jpg

Mô hình trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao của Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Hội thảo được tổ chức trực tuyến với sự tham gia của đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà quản lý trên cả nước.

Theo PGS, TS Nguyễn Anh Thu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, hội thảo nhằm trao đổi và thảo luận về những chủ đề liên quan tới chuỗi giá trị nông sản, nông nghiệp bền vững; chính sách thương mại hàng nông sản; những khủng hoảng trong dài hạn và ngắn hạn thách thức phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Các vấn đề được đề cập là những vấn đề thời sự, liên quan mật thiết đến bối cảnh thực tế hiện nay, đặc biệt là những vấn đề về phát triển nông nghiệp bền vững; ứng phó khủng hoảng trong dài hạn và ngắn hạn như biến đổi khí hậu, dịch bệnh và đại dịch Covid-19… đang được quan tâm, cần nhiều khuyến nghị chính sách đối với các nhà quản lý.

Đánh giá Việt Nam có những tiềm năng, thế mạnh phát triển nông nghiệp cần đưa vào hỗ trợ, khai thác để phát triển chuỗi giá trị nông sản hướng tới nông nghiệp bền vững, TS Nguyễn Quang Dũng, Viện trưởng, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn cho biết, quy hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đặt ra nhiều mục tiêu cụ thể.

Trong đó, phấn đấu đến năm 2030 tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 30%; tỷ trọng nông sản chế biến trong tổng giá trị hàng nông sản xuất khẩu đạt 50% - 60%; tỷ trọng công nghiệp chế biến nông sản trên GDP ngành nông nghiệp đạt khoảng 20% - 25%; kinh tế số trong nông nghiệp đạt khoảng 20% - 25% GDP nông nghiệp…

Ngoài ra, đến năm 2030, xây dựng, phát triển thành công một số tập đoàn, doanh nghiệp chế biến nông sản hiện đại ngang tầm khu vực và thế giới với khả năng cạnh tranh quốc tế cao…

Trong khi đó, đánh giá về thách thức và cơ hội đối với hệ thống lương thực, thực phẩm Việt Nam bền vững, PGS, TS Đào Thế Anh, Phó Giám đốc, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng dịch Covid-19 đã tác động đến các chuỗi giá trị thực phẩm như: Làm đứt gãy chuỗi giá trị; gây nên tình trạng thiếu dịch vụ hậu cần (logistics); tình trạng không có việc làm, lao động di cư; gia tăng chi phí sản xuất và thái độ tiêu dùng có sự thay đổi…

Vì vậy, để bảo đảm các chuỗi giá trị thực phẩm cần tăng cường kết nội thông tin và điều phối chuỗi giá trị; tăng cường áp dụng an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn chất lượng. Quá trình phát triển chuỗi giá trị thực phẩm cần minh bạch thông tin và truy xuất nguồn gốc; đa dạng kênh phân phối, thương mại điện tử…

Cũng tại hội thảo, các nhà quản lý, nhà khoa học đã chia sẻ, phân tích về các chính sách và thực tiễn các vấn đề đặt ra trong phát triển chuỗi giá trị nông sản hướng tới nông nghiệp bền vững trong bối cảnh hội nhập tại Đông Nam Á. Các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật (SPS) trong thương mại nông sản. Chuỗi giá trị và an ninh lương thực trong góc nhìn từ vai trò của ngành lâm nghiệp và đóng góp từ rừng trên cơ sở các bài học kinh nghiệm từ các quốc gia Đông Nam Á và toàn cầu. Những khuyến nghị chính sách phát triển nông nghiệp bền vững chống chịu biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19.

 

Nguồn: Theo báo Nhân dân

Bình luận

Trình làng giống dưa lưới lai F1 'made in Việt Nam' không thua kém hàng ngoại

Giống dưa lưới Hoàng Ngân lai F1 do ASISOV chọn tạo trồng thử nghiệm tại nhiều tỉnh trong khu vực Nam Trung bộ cho năng suất bình quân đạt 3,5-4 tấn/1.000m2/vụ, lãi 70-80 triệu đồng.

Ứng dụng khoa học-công nghệ giúp nông dân làm giàu

Những năm gần đây, vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt được nhiều thành tựu vượt bậc về phát triển kinh tế nông nghiệp. Nhằm nâng cao hiệu quả, giảm chi phí đầu tư, gia tăng thu nhập, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại và hộ dân trong vùng...

Tăng cường đổi mới sáng tạo để nâng cao hiệu quả nông nghiệp Việt Nam

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, bên cạnh nguồn lực hữu hình, cách tiếp cận cần đặc biệt quan tâm tới là xây dựng nguồn lực vô hình: Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Khai phá thị trường gia vị từ cá

Thị trường gia vị tưởng nhỏ nhưng hóa ra lại vô cùng lớn và có sức cạnh tranh khốc liệt, chỉ những doanh nghiệp đủ lớn mới tự tin tham gia. Đó là phải đầu tư bài bản, sản phẩm độc đáo, đổi mới cả về nhãn hiệu, bao bì và chính sách chăm sóc người tiêu dùng

Giúp nhà nông làm chủ công nghệ số

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là đòi hỏi, yêu cầu khách quan hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại và người nông dân - chủ thể của nền nông nghiệp đó - không thể đứng ngoài cuộc.

Hà Nội: Chuyện từ những nông trại công nghệ cao đầu tư tiền "khủng"

Với mục tiêu tạo đột phá cho nông nghiệp Thủ đô trong giai đoạn mới, Hà Nội tiếp tục phát huy tiềm năng, nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), đặc biệt là tăng cường thu hút DN đầu tư vào lĩnh vực này.

Xu hướng số hóa thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng

Nền kinh tế số đang phát triển nhanh chóng của Việt Nam có khả năng giúp đưa đất nước trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045. Dù sẽ có những thách thức cần vượt qua, song hành trình phát triển này cũng sẽ mang lại nhiều cơ hội cho đầu tư trên

Mã số vùng trồng sẽ được cấp... online

Theo kế hoạch chuyển đổi số nông nghiệp năm 2022, Bộ NNPTNT sẽ ưu tiên đồng bộ hóa dữ liệu ngành trồng trọt, chăn nuôi, trong đó, sẽ số hóa quy trình cấp để triển khai cấp mã số vùng trồng trực tuyến (online).

Để nâng cao giá trị chanh leo: Phải đầu tư chế biến sâu

Chia sẻ với phóng viên Kinh tế nông thôn trong một lần ghé thăm đơn vị, Giám đốc Công ty TNHH Hàm Long - Gia Lai Nguyễn Phúc Hoạt cho biết, nếu có vốn để đầu tư công nghệ chế biến chanh leo sau thu hoạch, thì giá trị sẽ cao hơn rất nhiều.

Sắp ra mắt cổng thông tin điện tử hỗ trợ nông nghiệp trực tuyến

Cổng thông tin điện tử hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên sàn thương mại điện tử ra mắt vào ngày 1/12 sẽ trở thành cầu nối để chia sẻ thông tin về nông nghiệp.