Trồng rau hữu cơ xuất ngoại

Chỉ sau 2 năm hoạt động, Vifarm đã được doanh nghiệp từ Singapore ký kết hợp tác, mở đường cho công nghệ trồng rau hữu cơ vươn ra thị trường quốc tế.

Ăn rau không cần rửa
Đó là công nghệ sáng tạo của Công ty Cổ phần Vifarm (đường Ven biển, phường 12, TP. Vũng Tàu) do chàng trai sinh năm 1986, Cao Nhật Anh Tú làm chủ.

Trang trại rau hữu cơ của Vifarm ở đường Ven Biển, phường 12, TP. Vũng Tàu rộng hơn 4.000m2, nhưng chỉ có 2 công nhân phụ trách chăm sóc, thu hoạch. Muốn vào thăm trang trại, phải qua nhiều lớp cửa, khử trùng.

dscn90112-1928_20210930_693-151247.jpeg

Cao Nhật Anh Tú, Giám đốc công ty Cổ phần Vifarm. Ảnh: Hồng Thủy.

Trang trại chia từng khu riêng, như khu trồng rau thủy canh hồi lưu, trồng các loại rau ăn lá như rau muống, cải thìa, cải ngọt, xà lách tím...; khu trồng rau theo công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel trồng các loại rau ăn trái như dưa leo Hà Lan, cà chua bi, bí, mướp, dưa lưới…

Riêng dưa leo, khi trưởng thành có thể đạt 300 gram/trái. Tất cả các loại rau, quả trồng tại trang trại Vifarm, có thể hái ăn trực tiếp tại chỗ, không cần qua bất cứ khâu sơ chế nào. Bởi, môi trường nơi đây sạch tuyệt đối. Các sản phẩm trồng đều qua quy trình khoa học vô cùng nghiêm ngặt.

Trò chuyện với ông chủ trẻ Anh Tú, tôi không khỏi ngạc nhiên khi biết Tú không học chuyên ngành nông nghiệp, mà là kỹ sư ngành dầu khí. Nhưng Tú cho biết, kiến thức về công nghệ, kỹ thuật ngành dầu khí lại chính là một ưu thế giúp Tú mày mò, cải tạo thành công hệ thống công nghệ trồng rau hữu cơ của Israel.

dscn90092-1926_20210930_830-151248.jpeg

Các loại rau ở Vifarm có thể hái ăn luôn mà không cần rửa. Ảnh: Hồng Thủy.

Anh Tú kể: Năm 2015, Tú cùng anh bạn là Cao Xuân Mạnh, rủ nhau làm trang trại trồng rau hữu cơ để sử dụng trong gia đình. Sau nhiều ngày tìm hiểu, hai người quyết định chọn công nghệ trồng rau của Israel. Sau đó, đặt mua hệ thống thiết bị tự động điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ, tưới tự động về mày mò nghiên cứu, điều chỉnh lại để phù hợp với điều kiện môi trường, khí hậu thực tế tại Vũng Tàu.

Xơ dừa được mua từ các tỉnh miền Tây, một số hạt giống là của Việt Nam, nhiều loại hạt giống khác và các loại phân vi sinh thì nhập từ nước ngoài. Sau đó, thuê kỹ sư nông nghiệp phụ trách kỹ thuật. Vừa làm vừa học hỏi và rút kinh nghiệm.

"Ban đầu, chỉ trồng thử nghiệm một số loại, mỗi loại một ít để xem có phù hợp với điều kiện tự nhiên hay không, có đạt năng suất như kỳ vọng hay không, khi thấy hiệu quả mới mở rộng và trồng đại trà”, Tú nói.

trong-rau-huu-co-xuat-ngoai-1456_20211005_165-151249.jpeg

Mô hình sản xuất rau hữu cơ của Vifarm đầu tư cao, nhưng là cơ hội để vươn ra nước ngoài. Ảnh: KHT.

Sau đó, việc trồng rau khá thuận lợi, nhiều người đặt mua. Xác định nhu cầu sản phẩm rau hữu cơ của người tiêu dùng ngày càng lớn, và xu hướng là “sạch”, nên từ ý tưởng ban đầu là trồng để tự cung tự cấp cho gia đình, Tú và anh Mạnh đã quyết định đầu tư, mở rộng diện tích để cung cấp cho thị trường. Năm 2016, họ đã đầu tư thêm 2ha ở xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu và năm 2017 đầu tư thêm một trang trại rộng đến 30ha ở tỉnh Kon Tum.

Cao Nhật Anh Tú, ông chủ Vifarm cho biết, các khu trồng rau, củ quả đều được bảo vệ tuyệt đối bằng nhà màng và các công nghệ tưới tiết kiệm bán tự động của Israel. Toàn bộ quy trình, từ lúc gieo hạt đến khâu cuối cùng là thu hoạch, bảo quản đều được kiểm soát nghiêm ngặt bằng hệ thống máy tính và ứng dụng IoT (Internet of Things). Ví dụ xơ dừa trước khi đưa vào sử dụng, đều phải qua chiếu tia UV tiệt trùng nhằm loại bỏ các thành phần kim loại nặng.

dscn90083-1928_20210930_896-151250.jpeg

Giàn chữ A trồng rau xà lách Ý trong khu vực rau thuỷ canh hồi lưu tại Vifarm là công nghệ Israel nhưng đã được cải tiến cho phù hợp với điều kiện thực tế. Ảnh: Cao Nhật Anh Tú.

Chất dinh dưỡng cho rau được pha theo một quy trình đã được lập trình, kiểm duyệt, theo hệ thống dẫn nước đi đến bên dưới các giá thể cung cấp cho cây. Với hệ thống này, nước sau khi sử dụng sẽ được hồi lưu tuần hoàn sử dụng tiếp tục cho đến khi lượng chất dinh dưỡng trong nước giảm dưới mức cho phép thì được đưa vào bể xử lý để tái sử dụng.

Các thông tin như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đều được kiểm soát tự động, tạo môi trường tốt nhất cho cây phát triển. Khi thời tiết bên ngoài (như nhiệt độ, độ ẩm…) thay đổi, hệ thống máy tính sẽ tự động kích hoạt để bổ sung các điều kiện thiết yếu cho rau.

“Mức đầu tư ban đầu cho mô hình công nghệ cao khá cao, nhưng đó chính là con đường để phát triển bền vững và cơ hội để vươn ra ngoài biên giới Việt Nam”, Cao Nhật Anh Tú chia sẻ.

Hiện nay, toàn bộ sản phẩm của ViFarm đều có mã truy xuất nguồn gốc; tiêu chuẩn rau an toàn được kiểm nghiệm và xác nhận bởi Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm TP. HCM (CASE).

Đưa công nghệ và sản phẩm ra thế giới
Mặc dù chỉ mới thành lập vài năm, nhưng Vifarm đã gặt hái khá nhiều thành công, trở thành trang trại công nghệ cao đầu tiên và lớn nhất tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Vifarm cũng là đơn vị được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chọn tham gia triển lãm giới thiệu mô hình trang trại ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại trong sản xuất nông nghiệp.

Đặc biệt hơn, sau khi thành lập chỉ 2 năm, Vifarm đã được một doanh nghiệp ở Singapore “để mắt” đến và ngỏ ý muốn hợp tác. “Sau khi kết nối, qua lại tìm hiểu một thời gian, chúng tôi chính thức đặt bút ký thoả thuận hợp tác với Công ty DL Edvance PTE LTD của Singapore và trở thành đối tác từ ngày 10/3/2018”, Cao Nhật Anh Tú cho biết.

dscn90100-1931_20210930_813-151251.jpeg

Sau khi thành công với các loại rau, hiện dưa lưới cũng là sản phẩm được Vifarm canh tác thành công với cùng quy trình, công nghệ hữu cơ, an toàn. Ảnh: Minh Sáng.

Trước câu hỏi: Vì sao đối tác nước ngoài lại chọn một doanh nghiệp mới có 2 tuổi đời làm đối tác? Anh Tú cho biết: Đảo quốc Sư tử là nơi mà diện tích đất nông nghiệp rất ít ỏi, chi phí vận hành lại cao.

Cho nên, lý do chính họ chọn Vifarm để hợp tác, đưa mô hình này đến Singapore và các nước trên thế giới chính là công nghệ. Công nghệ mà Vifarm đang áp dụng đã được cải tiến, có tính ưu việt cao, đó là không sử dụng nhiều năng lượng, là một hệ thống tự động hoàn toàn, giúp cho việc nuôi trồng hiệu quả cao hơn, mô hình rất phù hợp với những diện tích nhỏ, ít đất như đất nước Singapore.

Ví dụ, với diện tích 52 giàn rau thuỷ canh hồi lưu, nếu trồng theo phương pháp truyền thống, phải cần diện tích từ 1,2 - 1,4ha.

dscn90115-1933_20210930_826-151253.jpeg

Sau khi thành lập chỉ 2 năm, Vifarm đã có cơ hội hợp tác với đối tác nước ngoài, cơ hội vươn mình ra thế giới. Trong ảnh: Lễ ký kết hợp tác giữa Vifarm và đối tác Singapore năm 2018. Ảnh: HT.

Ngoài ra, sản phẩm đã được khẳng định về chất lượng. Vifarm có lợi thế là đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp truyền thống, cho ra các sản phẩm chất lượng cao và đồng nhất, tiết giảm chi phí trong vận hành cũng như con người và điều hành doanh nghiệp.

Cao Nhật Anh Tú cho biết, việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp truyền thống sẽ giúp cho quá trình sản xuất rau sạch và các sản phẩm nông sản tại Singapore hiệu quả hơn, mang lại sản lượng cao hơn trên cùng một diện tích cũng như tiết giảm chi phí về dinh dưỡng, quản lý, vận hành và nuôi trồng. Đồng thời, khi ứng dụng công nghệ cao, doanh thu vượt trội so với sản xuất thông thường.

Theo thỏa thuận, Công ty DL Edvance Singapore hỗ trợ Vifarm trong việc xây dựng thương hiệu, marketing và đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế, trong đó bao gồm các sản phẩm nông sản và công nghệ.

dscn90113-1935_20210930_201-151253.jpeg

Vifarm thường xuyên có khách tham quan, trong đó có nhiều khách nước ngoài, các đoàn học sinh, nông dân, người khởi nghiệp trong, ngoài tỉnh. Ảnh: Hồng Thủy.

Phía Vifarm sẽ chuyển giao công nghệ trồng rau sạch mà Vifarm đang áp dụng. Theo đó, Vifarm đang sở hữu những công nghệ tiên tiến như hệ thống nuôi trồng không sử dụng đất, không tưới nước, môi trường sống được kiểm soát bởi hệ thống máy tính và các thiết bị internet kết nối vạn vật (IoT) nhằm đảm bảo môi trường tốt nhất cho cây.

Thời điểm ký kết hợp tác, ông Edwin, Giám đốc Công ty DL Edvance Singapore cho biết, hợp tác giữa hai bên dựa trên cơ sở cùng có lợi và bày tỏ mong muốn thông qua mạng lưới kết nối của mình để đưa mô hình công nghệ này không chỉ áp dụng tại Singapore, mà còn ra thế giới.

Hiện DL Edvance Singapore đã làm việc với một số đối tác ở các nước trong khu vực để có thể sớm triển khai mô hình này trong năm nay. 

ViFarm đặt ra sứ mệnh cho mình là lan tỏa mô hình nông nghiệp công nghệ cao, góp phần thay đổi tư duy làm nông nghiệp của người Việt, ghi dấu ấn cho hệ thống nông sản “made in Vietnam”. Trước mắt, Vifarm có 3 mục tiêu, đó là: Trở thành một trong những đơn vị sản xuất và cung ứng nông sản hàng đầu Việt Nam; chuyển giao công nghệ, quy trình và trang thiết bị công nghệ cao trong nông nghiệp; trở thành viện đào tạo nông nghiệp công nghệ cao “thực tiễn” và “hiệu quả” nhất Việt Nam.

 

 

Bình luận

Trình làng giống dưa lưới lai F1 'made in Việt Nam' không thua kém hàng ngoại

Giống dưa lưới Hoàng Ngân lai F1 do ASISOV chọn tạo trồng thử nghiệm tại nhiều tỉnh trong khu vực Nam Trung bộ cho năng suất bình quân đạt 3,5-4 tấn/1.000m2/vụ, lãi 70-80 triệu đồng.

Ứng dụng khoa học-công nghệ giúp nông dân làm giàu

Những năm gần đây, vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt được nhiều thành tựu vượt bậc về phát triển kinh tế nông nghiệp. Nhằm nâng cao hiệu quả, giảm chi phí đầu tư, gia tăng thu nhập, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại và hộ dân trong vùng...

Tăng cường đổi mới sáng tạo để nâng cao hiệu quả nông nghiệp Việt Nam

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, bên cạnh nguồn lực hữu hình, cách tiếp cận cần đặc biệt quan tâm tới là xây dựng nguồn lực vô hình: Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Khai phá thị trường gia vị từ cá

Thị trường gia vị tưởng nhỏ nhưng hóa ra lại vô cùng lớn và có sức cạnh tranh khốc liệt, chỉ những doanh nghiệp đủ lớn mới tự tin tham gia. Đó là phải đầu tư bài bản, sản phẩm độc đáo, đổi mới cả về nhãn hiệu, bao bì và chính sách chăm sóc người tiêu dùng

Giúp nhà nông làm chủ công nghệ số

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là đòi hỏi, yêu cầu khách quan hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại và người nông dân - chủ thể của nền nông nghiệp đó - không thể đứng ngoài cuộc.

Hà Nội: Chuyện từ những nông trại công nghệ cao đầu tư tiền "khủng"

Với mục tiêu tạo đột phá cho nông nghiệp Thủ đô trong giai đoạn mới, Hà Nội tiếp tục phát huy tiềm năng, nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), đặc biệt là tăng cường thu hút DN đầu tư vào lĩnh vực này.

Xu hướng số hóa thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng

Nền kinh tế số đang phát triển nhanh chóng của Việt Nam có khả năng giúp đưa đất nước trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045. Dù sẽ có những thách thức cần vượt qua, song hành trình phát triển này cũng sẽ mang lại nhiều cơ hội cho đầu tư trên

Mã số vùng trồng sẽ được cấp... online

Theo kế hoạch chuyển đổi số nông nghiệp năm 2022, Bộ NNPTNT sẽ ưu tiên đồng bộ hóa dữ liệu ngành trồng trọt, chăn nuôi, trong đó, sẽ số hóa quy trình cấp để triển khai cấp mã số vùng trồng trực tuyến (online).

Để nâng cao giá trị chanh leo: Phải đầu tư chế biến sâu

Chia sẻ với phóng viên Kinh tế nông thôn trong một lần ghé thăm đơn vị, Giám đốc Công ty TNHH Hàm Long - Gia Lai Nguyễn Phúc Hoạt cho biết, nếu có vốn để đầu tư công nghệ chế biến chanh leo sau thu hoạch, thì giá trị sẽ cao hơn rất nhiều.

Sắp ra mắt cổng thông tin điện tử hỗ trợ nông nghiệp trực tuyến

Cổng thông tin điện tử hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên sàn thương mại điện tử ra mắt vào ngày 1/12 sẽ trở thành cầu nối để chia sẻ thông tin về nông nghiệp.