Thị trường nhiên liệu và dầu thực vật tăng mạnh
Theo thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, đóng cửa tuần giao dịch cuối cùng của tháng 4, sắc đỏ có phần chiếm ưu thế trên bảng giá 31 loại hàng hóa nguyên liệu đang giao dịch. Tuy nhiên, mức tăng mạnh của một số mặt hàng nhiên liệu và dầu thực vật
Tâm lý hạn chế giao dịch trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 cũng khiến cho dòng tiền trong tuần vừa rồi giảm nhẹ gần 10%, về mức trung bình 4.700 tỷ đồng mỗi phiên. Riêng nhóm năng lượng vẫn chiếm khoảng một nửa trong tổng giá trị giao dịch toàn Sở, khi nhu cầu bảo hiểm giá đang ngày càng được quan tâm.
Giá dầu thô duy trì đà tăng
Dầu thô tiếp tục tăng trong tuần kết thúc ngày 29/4, với dầu WTI tăng 2,57% lên 104,69 USD/thùng trong khi dầu Brent tăng 0,93% lên 107,14 USD/thùng. Lo ngại về khả năng Liên minh châu Âu (EU) áp dụng lệnh cấm vận lên ngành dầu khí của Nga là yếu tố chính hỗ trợ đà tăng của giá.
Trong suốt tuần vừa rồi, thông tin quan trọng nhất được thị trường theo dõi là khả năng EU đưa ngành dầu khí Nga vào mục tiêu trừng phạt, nhất là khi Đức, thành viên thường xuyên liên tục phản đối các lệnh trừng phạt nhằm vào ngành năng lượng Nga trước kia, cho biết đã chuẩn bị để giảm phụ thuộc vào Nga.
Trong khi đó, số lượng giàn khoan dầu khí từ Mỹ, chỉ tăng trong tuần vừa rồi lên tổng cộng 698 giàn. Trong tháng 4, tổng số giàn tăng 28 và mức tăng này được đánh giá là không đủ để bù đắp cho sản lượng thiếu hụt từ Nga. Trước đó, Bộ Năng lượng Mỹ đã kỳ vọng sản lượng dầu nội địa sẽ giúp bù đắp cho sản lượng dầu mất mắt từ Nga.
Lo ngại về giá năng lượng lên cao, một số thành viên như Hungary cho biết họ sẽ phản đối bất kỳ chính sách nào dẫn tới hạn chế quyền nhập khẩu dầu từ Nga. Hungary phụ thuộc lớn vào nguồn năng lượng từ Nga, do đó, nước này cũng đang cân nhắc thanh toán các hợp đồng bằng đồng Rúp, bất chấp rủi ro sẽ vi phạm chính sách chung của nhóm.
Ở hướng ngược lại, việc Bắc Kinh áp dụng một số chính sách hạn chế di chuyển là yếu tố kìm hãm đà tăng của giá dầu. Theo ước tính, các lệnh hạn chế khiến cho nhu cầu đi lại trong cuối tháng 4 tại Trung Quốc giảm khoảng 60% so cùng kỳ năm trước, dù nước này đang trong kỳ nghỉ lễ dài ngày. Saudi Arabia đã có kế hoạch cắt giảm giá bán dầu đối với các khách hàng châu Á, cho thấy họ kỳ vọng nhu cầu tại khu vực này sẽ suy giảm.
Kim loại đồng loạt giảm mạnh trong tuần cuối tháng 04
Giá vàng giảm 1,73% và đánh mất mốc 1.900 USD. Giá bạc giảm mạnh hơn 5% về 23,1 USD/ounce. Trong khi đó giá bạch kim lấy lại sắc xanh với mức tăng 1,32% lên 939 USD/ounce.
Nhóm kim loại quý chịu rất nhiều sức ép trong tuần vừa qua trước sự gia tăng mạnh mẽ của đồng USD. Chỉ số Dollar Index tăng tuần thứ năm liên tiếp lên 102,96 điểm, mức cao nhất kể từ năm 2017, trong bối cảnh các nhà đầu tư đều kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ mạnh tay nâng lãi suất trong thời gian còn lại của năm để kiềm chế lạm phát.
Ngoài ra dòng tiền rời khỏi thị trường chứng khoán trong tuần qua cũng không hỗ trợ cho giá kim loại quý, bởi các nhà đầu tư đang tiến hành nâng tỷ trọng nắm giữ tiền mặt. Có thể thấy, vai trò trú ẩn của nhóm kim loại quý đang thất thế trước tính thanh khoản cao của đồng bạc xanh. Bạch kim là kim loại duy nhất có sức mua áp đảo sức bán, giá bật tăng khi giảm về vùng 900 USD/ounce nhờ tâm lý “mua bắt đáy” của các nhà đầu tư, bởi giá bạch kim chưa từng rớt khỏi khu vực này từ tháng 11/2020.
Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng có tuần giảm mạnh thứ hai liên tiếp với mức giảm 4,2% về 4,41 USD/ounce. Tính trong cả tháng 4, giá đồng cũng đã giảm đến 7%. Giá quặng sắt cũng giảm gần 3% trong tuần qua về 146,77 USD/ounce.
Giá của cả hai mặt hàng đều chịu sức ép rất lớn, do tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ đối với cả hai mặt hàng. Trong tuần qua, khi thủ đô Bắc Kinh xuất hiện các ca nhiễm, các nhà chức trách đã liên tục trấn an người dân bằng nhiều cam kết khác nhau để hỗ trợ nền kinh tế, tuy nhiên không có bất kỳ kế hoạch cụ thể nào được đưa ra nên không chỉ có giá đồng và quặng sắt, mà giá các mặt hàng kim loại cơ bản khác cũng sụt giảm mạnh do triển vọng nhu cầu suy yếu.
Trong tuần này, thị trường sẽ chú ý đến một loạt các báo cáo vĩ mô quan trọng như chỉ số PMI, Bảng lương phi nông nghiệp (Nonfarm), Tỷ lệ thất nghiệp và đặc biệt là Biên bản họp của FED phát hành vào rạng sáng ngày thứ Năm tới (5/5). Các số liệu này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đồng Dollar, hiện đang ở mức cao nhất trong vòng 5 năm, và qua đó tác động gián tiếp đến giá của hầu hết các mặt hàng được niêm yết bằng đồng tiền này.
Nguồn: Theo báo Nhân dân
'Vườn trái cây Việt Nam' tại Hội chợ Macfrut, Italy
Ngày 4/5, Hội chợ trái cây quốc tế Macfrut lần thứ 39 năm 2022 đã khai mạc tại thành phố Rimini thuộc vùng Emilia Romagna của Italy.
Pakistan bắt đầu siết chặt kiểm tra chè Việt Nam
Pakistan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của chè Việt Nam. Hiện chè Việt Nam nhập vào nước này bắt đầu chịu sự kiểm tra chặt chẽ hơn về chất lượng.
Giá đậu tương giảm 4 phiên liên tiếp trước lo ngại nguồn cung đạt kỷ lục
Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho biết, đóng cửa phiên giao dịch 3/5, sắc đỏ bao trùm 4 nhóm hàng hóa đang giao dịch, khiến chỉ số MXV-Index giảm hơn 1%, về mức 2.983,82 điểm. Một lần nữa, chỉ số này lại đánh mất mốc 3.000 điểm
Tư vấn xuất khẩu gạo sang thị trường ASEAN
Bộ Công Thương cho biết, ASEAN là thị trường lớn với dân số gần 700 triệu dân và có nhiều nét tương đồng về lối sống, văn hóa và sinh hoạt, đặc biệt khoảng cách địa lý gần với Việt Nam.
Nhiều gia vị “độc, lạ” hội tụ tại Lễ hội Tinh hoa gia vị Việt
Hơn 1.000 loại sản phẩm gia vị Việt, từ miền hạ đồng bằng sông Cửu Long đến vùng cao Tây Bắc hội tụ tại Lễ hội "Tinh hoa gia vị Việt", trong đó có nhiều sản phẩm gia vị đặc sắc, không chỉ bán trong nước mà còn xuất khẩu sang các thị trường khó tính
32 địa phương tham gia diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL
Từ ngày 28/4 đến 3/5, UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Bộ NN-PTNT tổ chức Diễn đàn Kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL: 'Liên kết cùng phát triển - Đồng Tháp 2022'.
2 đặc sản trái cây của Việt Nam được ưa chuộng ở cường quốc xuất khẩu nông sản của thế giới
Dù là một cường quốc về xuất khẩu nông sản nhưng Thái Lan vẫn có nhu cầu nhập nhiều loại trái cây, rau củ tươi, trong đó Việt Nam có 2 thứ trái cây Thái Lan rất ưa chuộng là vải và thanh long.
Bản tin MXV 25/4: Giá hàng hóa đồng loạt giảm sâu trước nhiều sức ép
Đóng cửa tuần giao dịch 18 – 24/4, sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng giá 31 mặt hàng đang liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, khiến chỉ số MXV-Index quay đầu giảm mạnh hơn 2% về 2.999,63 điểm.
Bản tin MXV 21/4: Ngô, đậu tương và cà phê tăng nhẹ, bất chấp thị trường giằng co
Kết thúc phiên giao dịch 20/4, sắc xanh đỏ chia làm hai nửa trên bảng giá 31 loại hàng hóa đang liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam. Sự phân hóa mạnh giữa các mặt hàng khiến cho chỉ số MXV-Index đóng cửa với mức giảm
Lần đầu tiên Kon Tum tổ chức phiên chợ sâm Ngọc Linh
Các sản phẩm sâm Ngọc Linh được bày bán trong phiên chợ đều được sàng lọc, lựa chọn kỹ càng qua nhiều bước nên người mua hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng.
Bình luận