Nhiều gia vị “độc, lạ” hội tụ tại Lễ hội Tinh hoa gia vị Việt ​

Hơn 1.000 loại sản phẩm gia vị Việt, từ miền hạ đồng bằng sông Cửu Long đến vùng cao Tây Bắc hội tụ tại Lễ hội "Tinh hoa gia vị Việt", trong đó có nhiều sản phẩm gia vị đặc sắc, không chỉ bán trong nước mà còn xuất khẩu sang các thị trường khó tính

Nhiều gia vị “độc, lạ” từ khắp các miền đất nước

Theo ghi nhận, tại Lễ hội "Tinh hoa gia vị Việt" đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh có hơn 1.000 loại sản phẩm gia vị thông qua 50 gian hàng trưng bày của gần 100 doanh nghiệp (DN) đến từ các vùng miền trên cả nước. Đây là những đơn vị có quá trình khám phá, tìm hiểu các loại gia vị từ những vùng núi đồi, sông nước để làm ra những sản phẩm gia vị đặc sắc Việt Nam, không chỉ bán trong nước mà còn xuất khẩu sang các thị trường khó tính.

0980e4d1fdadf51cacab0e00b6ddb618.jpg

Nhiều gia vị “độc, lạ” từ khắp các vùng miền đất nước hội tụ tại Lễ hội Tinh hoa gia vị Việt

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà Nguyễn Thị Vân Anh – Giám đốc Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ và Sản xuất Trí Việt Phát - cho biết, DN mang đến lễ hội hơn 30 trên 100 sản phẩm. Đây là những sản phẩm ưu tú, là tâm huyết của DN sau quá trình nghiên cứu và chế biến sâu.

Còn bà Đoàn Ngọc Minh Thúy – Giám đốc Công ty TNHH Tinh dầu Hương Đồng Tháp - cũng cho biết, đến với lễ hội gia vị lần này, lần đầu tiên công ty ra mắt bộ sưu tập 100 loại tinh dầu gia vị kéo dài từ Hà Giang cho đến tận mũi Cà Mau.

“Với thế mạnh từ nông đặc sản đặc trưng của Đồng Tháp, nay DN muốn kết hợp giữa sáng tạo khoa học, kỹ thuật trong cách chế biến mới: Đó là kỹ thuật công nghệ kết hợp giao thoa với nghệ thuật ẩm thực để tao ra sản phẩm tiện lợi hơn với lối sống hiện đại, thay vì có vườn gia vị trong vườn nhà thì chúng tôi muốn mang gia vị đó trong một gian bếp hiện đại hơn” - bà Minh Thúy chia sẻ.

55e68c81fb61af900febdfe12fd0b6be.jpg

Người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh có cơ hội tiếp cận sự phong phú gia vị khắp vùng miền

Tham gia Lễ hội Tinh hoa gia vị Việt, người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh có cơ hội tiếp cận sự phong phú gia vị khắp vùng miền như: Gia vị Mắc Khén không chỉ có ở tỉnh Sơn La mà còn có ở tỉnh Bắc Kạn và nhiều tỉnh khu vực Tây Bắc, nhưng loại gia vị này cũng phát triển ở cả tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk và đều rất ngon; tiêu các loại như tiêu đen, tiêu đỏ, tiêu lớp, tiểu vàng, tiêu sọ… Hay muối thì có muối từ thực vật, muối sả, muối hầm, muối tôm, muối dế, muối kháng của vùng tây bắc. Riêng món chao cũng nhiều, từ chao dừa, chao khoai môn…

Dư địa xuất khẩu gia vị Việt rất lớn

Nhằm nâng cao giá trị và vị thế của gia vị Việt, nhiều đơn vị, DN có quá trình khám phá, tìm hiểu các loại gia vị từ những vùng núi đồi, sông nước để làm ra những sản phẩm gia vị đặc sắc Việt Nam, không chỉ bán trong nước mà còn xuất được sang các thị trường khó tính.

Đơn cử, với thị trường Saudi Arabia, theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam năm 2020 đạt 460 triệu USD. Riêng 7 tháng năm 2021 đạt 225 triệu USD. Trong đó, các loại gia vị, hạt tiêu đến từ Việt Nam có kim ngạch khoảng 10 triệu USD/năm. Theo thương vụ Việt Nam tại Saudi Arabia, đây là thị trường đầy tiềm năng. Các loại thảo mộc, gia vị như quế, hồi, đinh hương, nhục đậu khấu, hạt tiêu và nhiều loại khác được thêm vào tất cả các món ăn. Các sản phẩm khác cũng đang có nhu cầu cao bao gồm gia vị muối, tiêu, hỗn hợp gia vị, ớt bột, nghệ, gừng…

f69ad0e81503e66f1a9525479bbf0bae.jpg

Doanh nghiệp cần chú trọng việc xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm để nâng cao giá trị và vị thế của gia vị Việt

Ông Nguyễn Trung Dũng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Dh Foods - người có nhiều năm lập nghiệp và phân phối các sản phẩm nông sản Việt Nam sang Đông Âu, cũng là DN tiên phong khai phá thị trường gia vị đặc sản vùng miền Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế - cho rằng, để nâng tầm giá trị cho gia vị Việt chúng ta phải chế biến sâu, nhưng chế biến không phải theo hình thức công nghiệp mà phải chế biến theo hương vị vùng miền. Nguyên liệu đầu vào phải tốt đã thành công đến 70-80% gia vị rồi.

Hiện nay người tiêu dùng trên thế giới quan tâm đến sức khỏe, họ chuộng những gia vị tự nhiện, ở Việt Nam có ưu thế về nguồn nguyên liệu, nếu Việt Nam chế biến được gia vị tự nhiên từ nguồn nguyên liêu, tôi nghĩ có rất nhiều tiềm năng. Bản thân Dh Foods xuất khẩu được sang Nhật muối tôm của Tây Ninh, mà trước đây không ai nghĩ người Nhật ăn và xuất khẩu sang Hà Lan, không ai nghĩ người châu Âu ăn. Dh Foods xuất khẩu sang Nhật mỗi tháng một container, tới đây xuất khẩu một container 40 feet mắm ruốc và nước mắm pha chế. Nếu ta làm được nguyên liệu tốt, chế biến làm sao cho tiện lợi cơ hội thành công của gia vị Việt Nam rất là cao.

Theo bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam, thị trường gia vị thế giới có quy mô ước tính khoảng 19 tỷ USD, nhưng con số thực tế có thể cao hơn vì các sản phẩm chế biến từ các nguyên liệu gia vị rất đa dạng và có mức tăng trưởng mỗi năm 15-20%.

e4651b800d1281129fd8a282c0410e6d.jpg


Việt Nam có sự đa dạng sinh học để tạo ra được những sản phẩm gia vị chất lượng rất đặc trưng, khác biệt với những sản phẩm cùng loại trên thế giới

Ngành nông nghiệp và công nghiệp sản xuất gia vị và hương liệu của Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển đổi ấn tượng, đưa Việt Nam trở thành nguồn cung quan trọng cho thị trường thế giới. Với lợi thế địa lý trải dài trên nhiều vùng khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau, Việt Nam có sự đa dạng sinh học để tạo ra được những sản phẩm gia vị chất lượng rất đặc trưng, khác biệt với những sản phẩm cùng loại trên thế giới.

Để gia tăng giá trị cho gia vị Việt, trong những năm gần đây, nhiều DN đầu tư dây chuyền, nhà xưởng đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm cung ứng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, chất lượng tốt và an toàn, cải thiện về chất lượng do được đầu tư trong tất cả các khâu, từ sản xuất tới thu hoạch, chế biến, bảo quản đóng gói.

Tuy tiềm năng xuất khẩu sản phẩm gia vị rất lớn, song DN Việt Nam còn nhiều hạn chế về quy mô, về tiếp cận khách hàng xuất khẩu. Cùng với việc gia vị Việt chưa xây dựng được thương hiệu mạnh nên giá bán chưa thể tương xứng với giá trị. Do đó, DN cần chú trọng việc xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm để nâng cao giá trị và vị thế của gia vị Việt.

 

Nguồn: Theo báo Công Thương

Bình luận

'Vườn trái cây Việt Nam' tại Hội chợ Macfrut, Italy

Ngày 4/5, Hội chợ trái cây quốc tế Macfrut lần thứ 39 năm 2022 đã khai mạc tại thành phố Rimini thuộc vùng Emilia Romagna của Italy.

Pakistan bắt đầu siết chặt kiểm tra chè Việt Nam

Pakistan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của chè Việt Nam. Hiện chè Việt Nam nhập vào nước này bắt đầu chịu sự kiểm tra chặt chẽ hơn về chất lượng.

Giá đậu tương giảm 4 phiên liên tiếp trước lo ngại nguồn cung đạt kỷ lục

Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho biết, đóng cửa phiên giao dịch 3/5, sắc đỏ bao trùm 4 nhóm hàng hóa đang giao dịch, khiến chỉ số MXV-Index giảm hơn 1%, về mức 2.983,82 điểm. Một lần nữa, chỉ số này lại đánh mất mốc 3.000 điểm

Tư vấn xuất khẩu gạo sang thị trường ASEAN

Bộ Công Thương cho biết, ASEAN là thị trường lớn với dân số gần 700 triệu dân và có nhiều nét tương đồng về lối sống, văn hóa và sinh hoạt, đặc biệt khoảng cách địa lý gần với Việt Nam.

Thị trường nhiên liệu và dầu thực vật tăng mạnh

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, đóng cửa tuần giao dịch cuối cùng của tháng 4, sắc đỏ có phần chiếm ưu thế trên bảng giá 31 loại hàng hóa nguyên liệu đang giao dịch. Tuy nhiên, mức tăng mạnh của một số mặt hàng nhiên liệu và dầu thực vật

32 địa phương tham gia diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL

Từ ngày 28/4 đến 3/5, UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Bộ NN-PTNT tổ chức Diễn đàn Kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL: 'Liên kết cùng phát triển - Đồng Tháp 2022'.

2 đặc sản trái cây của Việt Nam được ưa chuộng ở cường quốc xuất khẩu nông sản của thế giới

Dù là một cường quốc về xuất khẩu nông sản nhưng Thái Lan vẫn có nhu cầu nhập nhiều loại trái cây, rau củ tươi, trong đó Việt Nam có 2 thứ trái cây Thái Lan rất ưa chuộng là vải và thanh long.

Bản tin MXV 25/4: Giá hàng hóa đồng loạt giảm sâu trước nhiều sức ép

Đóng cửa tuần giao dịch 18 – 24/4, sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng giá 31 mặt hàng đang liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, khiến chỉ số MXV-Index quay đầu giảm mạnh hơn 2% về 2.999,63 điểm.

Bản tin MXV 21/4: Ngô, đậu tương và cà phê tăng nhẹ, bất chấp thị trường giằng co

Kết thúc phiên giao dịch 20/4, sắc xanh đỏ chia làm hai nửa trên bảng giá 31 loại hàng hóa đang liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam. Sự phân hóa mạnh giữa các mặt hàng khiến cho chỉ số MXV-Index đóng cửa với mức giảm

Lần đầu tiên Kon Tum tổ chức phiên chợ sâm Ngọc Linh

Các sản phẩm sâm Ngọc Linh được bày bán trong phiên chợ đều được sàng lọc, lựa chọn kỹ càng qua nhiều bước nên người mua hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng.