Bất động sản Thái Nguyên: Tiềm năng và giá trị đích thực

Với hàng loạt lợi thế cùng tiềm năng phát triển lớn, thành phố Thái Nguyên đang trở thành một miền đất hứa khiến giới đầu tư bất động sản (BĐS) đặc biệt quan tâm.

untitled.png

Thái Nguyên đang nỗ lực tạo ra hệ sinh thái nên giá đất đang phản ánh giá trị thực và nhiều tiềm năng.

Từ lực đẩy BĐS công nghiệp

Theo thông tin từ UBND tỉnh Thái Nguyên, trong những năm qua, Thái Nguyên ghi nhận tốc độ tăng trưởng bình quân đạt hơn 14%/năm và giữ vai trò là một trong những điểm đến hấp dẫn, tin cậy cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hiện Thái Nguyên đã có 132 dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang hoạt động, trở thành một trong những địa phương thu hút FDI lớn và hiệu quả nhất các tỉnh miền núi phía Bắc.

Mật độ dân số cao, tốc độ đô thị hóa nhanh cũng góp phần thúc đẩy giá trị BĐS Thái Nguyên gia tăng không ngừng. Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thái Nguyên đã đề ra phương hướng tiếp tục tập trung đầu tư phát triển đô thị với tỷ lệ đô thị hóa đạt 40,5%; giai đoạn 2026 - 2030 tỷ lệ đô thị hóa đạt 45% và đến năm 2035 là 50%.

Sau khi điều chỉnh, thành phố Thái Nguyên sẽ sở hữu một đô thị sầm uất, xanh, sạch, đẹp dọc hai bên bờ sông, quy mô dân số cũng dự kiến tăng từ gần 288.000 người lên 329.000 người, tiềm năng giá trị BĐS sẽ ngày một tăng cao. Bên cạnh đó, Thái Nguyên cũng nằm trong nhóm các tỉnh, thành đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh hiện có trên 7.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động. Riêng các khu công nghiệp mang lại việc làm cho hơn 120.000 lao động.

Sở hữu nhiều tiềm năng và ở vị trí của một tỉnh trung tâm vùng như vậy, nhưng mặt bằng giá BĐS tại Thái Nguyên vẫn còn tương đối thấp so với các tỉnh lân cận.

Ví dụ như tại Bắc Giang và một số địa phương khác, BĐS tại các địa phương này đã khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại bởi các cơn sốt “ảo” với mức giá bị đẩy lên cao quá giá trị thực. Còn ở Thái Nguyên, thị trường BĐS giữ được sự ổn định, giá BĐS ở các dự án đầy đủ pháp lý, vị trí đẹp vẫn đang ở mức hấp dẫn so với giá trị thực.

Là người có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực BĐS, đứng đầu đơn vị phân phối BĐS hàng đầu, ông Vũ Cương Quyết - Tổng Giám đốc Công ty Đất Xanh Miền Bắc cho rằng: “Triển vọng của thị trường BĐS tại Thái Nguyên rất tốt do nhu cầu nội tại về đất ở và sản xuất, kinh doanh của người dân khá lớn, tốc độ đô thị hóa bắt đầu nhanh hơn cùng với sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ. Hơn nữa, Thái Nguyên đang là một điểm sáng về thu hút FDI, hạ tầng giao thông không ngừng phát triển và đồng bộ, kéo theo lượng người đến làm việc, sinh sống và kinh doanh ngày một đông. Đó là nguyên nhân khiến thị trường BĐS ở Thái Nguyên sôi động hơn một số nơi, nhưng giá đất hoàn toàn không có tình trạng sốt “ảo”.

… Đến sức hút của giá trị đất nền

Trong bối cảnh khó khăn của thị trường khi lãi suất huy động của ngân hàng giảm, thị trường vàng và chứng khoán biến động mạnh, nhiều rủi ro, thì BĐS, đặc biệt là phân khúc đất nền vẫn là một bài toán an toàn.

Xét về mặt lâu dài, đất nền luôn là kênh đầu tư lý tưởng vì đầu tư vào đất nền chỉ có lên chứ ít khi xuống giá. Đất nền là sản phẩm ít chịu ảnh hưởng bởi sự thăng trầm của thị trường, tính thanh khoản cao và có tỷ suất sinh lời hơn nhiều so với các loại hình bất động sản còn lại.

Ngoài ra, so với các kênh đầu tư khác trong bối cảnh hiện nay như: Lãi suất tiết kiệm ở nhiều ngân hàng đang có xu hướng giảm sâu, giá vàng tăng giảm thất thường, biến động chỉ số của VN-Index lùi sâu và khó dự báo... thì đất nền là kênh đầu tư “vua”, dẫn đầu về tính an toàn và tiềm năng sinh lời.

bds-nen.jpg

Sản phẩm BĐS tại Thái Nguyên khá phong phú, cơ sở hạ tầng tốt nên đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Như tại TP. Thái Nguyên, ở những khu vực cách trung tâm 5 - 7km vẫn có quỹ đất có trị giá từ 400-500 triệu đồng/lô đất ở với diện tích 100m2. Nhưng tại một số tuyến phố lớn, như: Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Phùng, Lương Ngọc Quyến, CMT8… của TP. Thái Nguyên giá đất ở lần lượt từ dưới 20 triệu đồng/m2 đến 130 triệu đồng/m2, đã thu hút sự quan tâm của nhiều người, tỷ lệ giao dịch thành công cao. Riêng quỹ đất ở tại các khu đô thị hiện đại, như: Crown Villas, hồ Xương Rồng, Danko… có giá bán từ trên 10 tỷ đồng/lô đất ở biệt thự với diện tích 250 - 400m2. 

Tại khu giãn dân, giá đất nền dao động trong khoảng từ 18 - 19 triệu đồng/m2, đối với diện tích có mặt tiền đẹp, thông thoáng thì giá có thể đến 25 triệu đồng/m2. Theo bà Tuệ Dương - nhà đầu tư BĐS có uy tín tại TP. Thái Nguyên cho biết, giá đất tại khu vực này đang tăng lên bởi hệ thống cơ sở hạ tầng rất tốt gồm: giao thông đi lại thuận tiện, mặt đường được thảm nhựa, vỉa hè lát gạch rộng 5m, hệ thống thoát nước, cáp ngầm, cây xanh… đầy đủ, đã thu hút rất nhiều người có nhu cầu mua đất để xây dựng làm nhà ở hoặc làm công sở. Tuy nhiên, do quỹ đất có hạn bởi mấy tháng trở lại đây tỷ lệ giao dịch mua bán thành công, tính thanh khoản luôn ở mức cao, tâm lý người mua thoải mái khi giá đất hợp lý, thủ tục pháp lý đăng ký chuyển nhượng chỉ mất ít ngày.

“Tâm lý người mua đất trước tiên phải là chọn vị trí, bởi vị trí luôn đóng vai trò quan trọng, vị trí ảnh hưởng đến giá trị miếng đất cũng như chất lượng cuộc sống lâu dài. Kế đến, người mua đất mới xem xét về so sánh giá cả, môi trường sống xung quanh, phong thủy và cả những tiện ích đem lại…” - bà Tuệ Dương phân tích thêm.

luu.jpg

Bà Tuệ Dương - nhà đầu tư uy tín đã có nhiều nhận định về xu hướng thị trường BĐS

Nhận định lạc quan về thị trường ngắn hạn thời gian tới, theo bà Dương, giá đất nền tiếp tục xu hướng tăng, giá sẽ tăng trong khoảng 15% mà chủ yếu tập trung ở những khu vực sát trung tâm, hoặc ngay liền kề các khu đô thị, nơi cơ sở hạ tầng tốt, đất có sổ đỏ sẽ thu hút nhà đầu tư tìm kiếm.

Thực tế cho thấy, thị trường BĐS Thái Nguyên nói chung không có hiện tượng “sốt” trên bình diện rộng. Ngoài những vấn đề như đã nêu, còn một nguyên nhân đang chú ý là trên địa bàn tỉnh đã và đang có nhiều dự án khu dân cư, khu đô thị được triển khai, sản phẩm BĐS khá đa dạng, cùng với đó, hạ tầng nói chung, giao thông nói riêng đã khá thuận lợi nên người dân và nhà đầu tư BĐS có nhiều lựa chọn. Theo tìm hiểu của chúng tôi, ở một số dự án hoặc khu vực được cho là “hót” như Dự án khu dân cư tổ 14, phường Túc Duyên; đường Bắc Sơn kéo dài (TP. Thái Nguyên) hay tại xã Hồng Tiến (TX. Phổ Yên)… từ đầu năm trở lại đây thì giá đất đã tăng lên nhanh chóng. Hay như triển vọng của thị trường BĐS tại huyện Phú Bình rất tốt do nhu cầu nội tại về đất ở và sản xuất, kinh doanh của người dân khá lớn, tốc độ đô thị hóa bắt đầu nhanh hơn cùng với sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ.

Để quản lý và phát triển thị trường BĐS tại Thái Nguyên đúng hướng,  các chuyên gia cho rằng, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế trong những năm gần đây là yếu tố khiến cho nguồn cung BĐS chưa kịp đáp ứng. Trong thời gian tới, khi nhiều dự án được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt quy hoạch hoàn chỉnh sẽ thúc đẩy thị trường BĐS nơi đây nở rộ hơn.

Hơn nữa, để tiếp sức cho  lực đẩy thị trường bất động sản khởi sắc thì chính sách và các thủ tục pháp lý phải đồng bộ, tiếp tục hoàn thiện hơn, đơn giản hóa ... để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ dự án. Thái Nguyên cũng cần nhanh chóng ban hành hướng dẫn cụ thể thông tin liên quan đến việc quy hoạch chi tiết từng khu vực để người dân, doanh nghiệp chủ động và có chiến lược đầu tư phát triển phù hợp.

“Tâm lý người mua đất trước tiên phải là chọn vị trí, bởi vị trí luôn đóng vai trò quan trọng, vị trí ảnh hưởng đến giá trị miếng đất cũng như chất lượng cuộc sống lâu dài. Kế đến, người mua đất mới xem xét về so sánh giá cả, môi trường sống xung quanh, phong thủy và cả những tiện ích đem lại…” - bà Tuệ Dương phân tích thêm.

 

 

Bình luận

'Vườn trái cây Việt Nam' tại Hội chợ Macfrut, Italy

Ngày 4/5, Hội chợ trái cây quốc tế Macfrut lần thứ 39 năm 2022 đã khai mạc tại thành phố Rimini thuộc vùng Emilia Romagna của Italy.

Pakistan bắt đầu siết chặt kiểm tra chè Việt Nam

Pakistan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của chè Việt Nam. Hiện chè Việt Nam nhập vào nước này bắt đầu chịu sự kiểm tra chặt chẽ hơn về chất lượng.

Giá đậu tương giảm 4 phiên liên tiếp trước lo ngại nguồn cung đạt kỷ lục

Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho biết, đóng cửa phiên giao dịch 3/5, sắc đỏ bao trùm 4 nhóm hàng hóa đang giao dịch, khiến chỉ số MXV-Index giảm hơn 1%, về mức 2.983,82 điểm. Một lần nữa, chỉ số này lại đánh mất mốc 3.000 điểm

Tư vấn xuất khẩu gạo sang thị trường ASEAN

Bộ Công Thương cho biết, ASEAN là thị trường lớn với dân số gần 700 triệu dân và có nhiều nét tương đồng về lối sống, văn hóa và sinh hoạt, đặc biệt khoảng cách địa lý gần với Việt Nam.

Thị trường nhiên liệu và dầu thực vật tăng mạnh

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, đóng cửa tuần giao dịch cuối cùng của tháng 4, sắc đỏ có phần chiếm ưu thế trên bảng giá 31 loại hàng hóa nguyên liệu đang giao dịch. Tuy nhiên, mức tăng mạnh của một số mặt hàng nhiên liệu và dầu thực vật

Nhiều gia vị “độc, lạ” hội tụ tại Lễ hội Tinh hoa gia vị Việt ​

Hơn 1.000 loại sản phẩm gia vị Việt, từ miền hạ đồng bằng sông Cửu Long đến vùng cao Tây Bắc hội tụ tại Lễ hội "Tinh hoa gia vị Việt", trong đó có nhiều sản phẩm gia vị đặc sắc, không chỉ bán trong nước mà còn xuất khẩu sang các thị trường khó tính

32 địa phương tham gia diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL

Từ ngày 28/4 đến 3/5, UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Bộ NN-PTNT tổ chức Diễn đàn Kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL: 'Liên kết cùng phát triển - Đồng Tháp 2022'.

2 đặc sản trái cây của Việt Nam được ưa chuộng ở cường quốc xuất khẩu nông sản của thế giới

Dù là một cường quốc về xuất khẩu nông sản nhưng Thái Lan vẫn có nhu cầu nhập nhiều loại trái cây, rau củ tươi, trong đó Việt Nam có 2 thứ trái cây Thái Lan rất ưa chuộng là vải và thanh long.

Bản tin MXV 25/4: Giá hàng hóa đồng loạt giảm sâu trước nhiều sức ép

Đóng cửa tuần giao dịch 18 – 24/4, sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng giá 31 mặt hàng đang liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, khiến chỉ số MXV-Index quay đầu giảm mạnh hơn 2% về 2.999,63 điểm.

Bản tin MXV 21/4: Ngô, đậu tương và cà phê tăng nhẹ, bất chấp thị trường giằng co

Kết thúc phiên giao dịch 20/4, sắc xanh đỏ chia làm hai nửa trên bảng giá 31 loại hàng hóa đang liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam. Sự phân hóa mạnh giữa các mặt hàng khiến cho chỉ số MXV-Index đóng cửa với mức giảm