Chiến sự Nga – Ukraina sẽ làm nóng thị trường ngô Việt

Chiến sự Nga – Ukraina sẽ tác động lớn tới thị trường ngô toàn cầu, qua đó, có thể sẽ làm nóng lên thị trường ngô ở Việt Nam trong những tháng tới.

ngo-ukraina-105726_526.jpg

Chiến sự Nga - Ukraina sẽ tác động tới thị trường ngô toàn cầu. Ảnh: TL.

Người Việt không chuộng ngô Nga và Ukraina
Theo nhóm phân tích của Agromonitor, trong những năm gần đây, nguồn cung ngô từ Nga và Ukraina ngày càng chiếm thị phần quan trọng hơn trên thị trường ngô thế giới.

Cụ thể, trong giai đoạn 2005-2010, xuất khẩu ngô của Nga và Ukraina chỉ chiếm khoảng 6-8% tổng lượng xuất khẩu ngô của thế giới. Tuy nhiên, từ năm 2011, nhờ việc mở rộng diện tích và năng suất, xuất khẩu ngô của Nga và Ukraina đã chiếm gần 20% thị phần xuất khẩu ngô thế giới. Trong đó, chủ yếu từ Ukraina với sản lượng xuất khẩu mỗi năm đạt trên dưới 30 triệu tấn, đứng thứ thứ 4 thế giới, sau Mỹ, Argentina và Brazil.

Mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu 10-12 triệu tấn ngô từ thị trường thế giới nhưng lượng ngô nhập từ Nga và Ukraina là không đáng kể, chỉ chiếm trung bình khoảng 3% trong giai đoạn 2016-2021.

Kể từ 5/10/2016, Việt Nam đã giảm thuế nhập khẩu ngô Nga về mức 0%, khiến cho ngô từ nước này cạnh tranh hơn nhiều so với ngô nhập khẩu từ Mỹ và Nam Mỹ. Nhờ vậy, nhập khẩu ngô của Nga về Việt Nam đã từng tăng mạnh vào năm 2017, nhưng vẫn khá khiêm tốn trong tổng lượng ngô nhập khẩu. Chất lượng ngô Nga và Ukraina cùng những vấn đề về cỏ dại khiến các nhà nhập khẩu Việt Nam không chuộng nhập ngô chủng loại này.

Dẫu không chuộng, nhưng trước thời điểm Nga tấn công Ukraina, một vài đơn vị thương mại của Việt Nam đã ký mua 2 tàu ngô Ukraina trong bối cảnh nguồn cung ngô Nam Mỹ khan hiếm, giá cao cùng xu hướng tăng mạnh của giá ngô tại thị trường nội địa do tồn kho cạn kiệt. Mức giá ký mua được đồn đoán quanh 340 USD/tấn CNF, tương đương giá tại cảng 8.100 đồng/kg.

Tuy nhiên, chiến sự Nga - Ukraina có thể khiến cho các tàu ngô này khó rời cảng trong tháng 3 để về Việt Nam.
Thị trường ngô sẽ nóng lên?
Với thị phần gần 20%, chiến sự Nga – Ukraina sẽ tác động lớn đến thị trường ngô thế giới, qua đó ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường ngô và giá cả thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam.

Agromonitor cho biết, ngay trước thềm cuộc chiến (tức ngày 23/2), giá ngũ cốc, hạt và năng lượng thế giới tới đầu tháng 3 đã tăng rất mạnh do lo ngại sự gián đoạn nguồn cung từ khu vực Biển Đen, duy có giá khô đậu giảm trước xu hướng tăng mạnh của giá dầu đậu tương. Cụ thể, giá ngô tăng 6%, lúa mì tăng 12%, khô đậu tương giảm 5%, giá đậu tương không đổi.

Tính tới trước khi xung đột xảy ra, Ukraina đã xuất khẩu được gần 20 triệu tấn ngô cho năm marketing 2021/2022, chiếm gần 60% tổng lượng ngô xuất khẩu dự kiến và còn khoảng 13,7 triệu tấn ngô khả dụng cho xuất khẩu những tháng còn lại, tương đương lượng xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn/tháng.


Đối với Nga, lượng ngô đã xuất khẩu đạt khoảng 2,2 triệu tấn và còn khoảng 2,3 triệu tấn khả dụng để xuất khẩu, tương đương lượng xuất khẩu trong 1 tháng của Ukraina.

Do các cảng nước sâu của Ukraina đồng loạt đóng cửa từ khi xung đột xảy ra nên những nước nhập khẩu ngô nhiều nhất từ Ukraina gồm Trung Quốc, EU, Ai Cập, Iran sẽ chịu tác động trực tiếp từ việc nước này tạm ngưng xuất khẩu. Giá ngô về cảng Trung Quốc tăng mạnh trước khả năng gián đoạn nguồn cung từ Ukraina. Tại cảng Đại Liên, giá ngô giao dịch tại cảng tăng mạnh 70 tệ/tấn (tương đương gần 3%) vào tuần này.

Bên cạnh sự gián đoạn về nguồn cung xuất khẩu, việc cuộc chiến kéo dài sẽ mang lại những thiệt hại về hạ tầng, về con người, cùng việc dân di cư sang các nước lân cận nhiều hơn có thể khiến cho việc gieo trồng ngô vụ mới tại Ukraina bị ảnh hưởng. Theo dự kiến, nông dân Ukraina sẽ trồng ngô vụ mới vào đầu tháng 4 tới đây.

Nguồn cung ngô của nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới có nguy cơ bị gián đoạn kéo dài, cùng những thiệt hại tiềm tàng cho sản lượng ngô vụ mới sẽ khiến các nhà nhập khẩu lớn, trong đó có Trung Quốc, phải chuyển hướng sang mua ngô Mỹ hoặc các nguồn gốc khác nhiều hơn, đẩy giá ngô xuất khẩu của các nguồn cung này tăng lên.

Trong một động thái liên quan, do lo ngại căng thẳng Nga và Ukraina leo thang, từ 18/2, Trung Quốc bắt đầu cho phép nhập khẩu ngô Myanmar nhằm tăng nguồn cung ngô nhập thay thế cho ngô Ukraina.

Bên cạnh đó, giá dầu và giá khí đốt tăng vọt sẽ tạo áp lực lớn lên giá phân bón và cước phí vận chuyển hàng container/tàu. Sự gián đoạn xuất khẩu tại Nga và Ukraina sẽ khiến cho chuỗi giao thương hàng hải quốc tế bị ảnh hưởng cũng đẩy giá cước tàu tăng.

Giá phân bón tăng, cùng với sự thiếu hụt nguồn cung phân bón sẽ tác động trực tiếp tới việc thu hẹp diện tích trồng ngô tại Brazil và Mỹ do chi phí đầu tư tăng mạnh.

Năm 2021, Nga là nhà cung ứng phân bón lớn nhất cho Brazil với thị phần khoảng 22% và là nhà cung ứng phân bón lớn thứ 2 cho Mỹ với thị phần khoảng 13%. Việc nhiều ngân hàng lớn của Nga bị loại ra khỏi hệ thống SWIFT có thể gây khó khăn cho các hoạt động xuất khẩu, thanh toán quốc tế. Hiện Mỹ đang chuẩn bị xuống giống ngô vụ 2022/2023 trong khi Brazil cũng đang bắt đầu trồng ngô vụ 2 vụ 2022/2023, trong bối cảnh nguồn cung phân bón từ Nga gặp khó khăn lớn về thanh toán.

Agromonitor cho rằng giá ngô thế giới cao, sự chậm trễ trong việc ký mới cùng những bất ổn tới từ dòng chảy ngô toàn cầu có thể khiến cho nhập khẩu ngô của Việt Nam trong nửa đầu năm 2022 rơi xuống mức thấp nhất trong cùng kỳ 5 năm trở lại đây, tương đương mức giảm gần 28% so với cùng kỳ năm trước.

Trong trường hợp các tàu ngô Argentina chịu ảnh hưởng chung từ việc gián đoạn dòng chảy ngô toàn cầu khiến các tàu về trong tháng 4/5/6 bị trễ so với dự kiến, thị trường ngô Việt Nam sẽ tiếp tục nóng lên.

Theo Agromonitor, giá ngô bình quân năm 2021 đã tăng gần 45% so với mức trung bình giai đoạn 2016-2020, tương đương mức tăng khoảng gần 2.000 đồng/kg.

Sang năm 2022, riêng 2 tháng đầu năm, giá ngô tiếp tục tăng thêm từ 8-9% so với mức bình quân năm 2021, tạo sức ép rất lớn cho các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi lẫn người chăn nuôi.

 

Bình luận

'Vườn trái cây Việt Nam' tại Hội chợ Macfrut, Italy

Ngày 4/5, Hội chợ trái cây quốc tế Macfrut lần thứ 39 năm 2022 đã khai mạc tại thành phố Rimini thuộc vùng Emilia Romagna của Italy.

Pakistan bắt đầu siết chặt kiểm tra chè Việt Nam

Pakistan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của chè Việt Nam. Hiện chè Việt Nam nhập vào nước này bắt đầu chịu sự kiểm tra chặt chẽ hơn về chất lượng.

Giá đậu tương giảm 4 phiên liên tiếp trước lo ngại nguồn cung đạt kỷ lục

Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho biết, đóng cửa phiên giao dịch 3/5, sắc đỏ bao trùm 4 nhóm hàng hóa đang giao dịch, khiến chỉ số MXV-Index giảm hơn 1%, về mức 2.983,82 điểm. Một lần nữa, chỉ số này lại đánh mất mốc 3.000 điểm

Tư vấn xuất khẩu gạo sang thị trường ASEAN

Bộ Công Thương cho biết, ASEAN là thị trường lớn với dân số gần 700 triệu dân và có nhiều nét tương đồng về lối sống, văn hóa và sinh hoạt, đặc biệt khoảng cách địa lý gần với Việt Nam.

Thị trường nhiên liệu và dầu thực vật tăng mạnh

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, đóng cửa tuần giao dịch cuối cùng của tháng 4, sắc đỏ có phần chiếm ưu thế trên bảng giá 31 loại hàng hóa nguyên liệu đang giao dịch. Tuy nhiên, mức tăng mạnh của một số mặt hàng nhiên liệu và dầu thực vật

Nhiều gia vị “độc, lạ” hội tụ tại Lễ hội Tinh hoa gia vị Việt ​

Hơn 1.000 loại sản phẩm gia vị Việt, từ miền hạ đồng bằng sông Cửu Long đến vùng cao Tây Bắc hội tụ tại Lễ hội "Tinh hoa gia vị Việt", trong đó có nhiều sản phẩm gia vị đặc sắc, không chỉ bán trong nước mà còn xuất khẩu sang các thị trường khó tính

32 địa phương tham gia diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL

Từ ngày 28/4 đến 3/5, UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Bộ NN-PTNT tổ chức Diễn đàn Kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL: 'Liên kết cùng phát triển - Đồng Tháp 2022'.

2 đặc sản trái cây của Việt Nam được ưa chuộng ở cường quốc xuất khẩu nông sản của thế giới

Dù là một cường quốc về xuất khẩu nông sản nhưng Thái Lan vẫn có nhu cầu nhập nhiều loại trái cây, rau củ tươi, trong đó Việt Nam có 2 thứ trái cây Thái Lan rất ưa chuộng là vải và thanh long.

Bản tin MXV 25/4: Giá hàng hóa đồng loạt giảm sâu trước nhiều sức ép

Đóng cửa tuần giao dịch 18 – 24/4, sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng giá 31 mặt hàng đang liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, khiến chỉ số MXV-Index quay đầu giảm mạnh hơn 2% về 2.999,63 điểm.

Bản tin MXV 21/4: Ngô, đậu tương và cà phê tăng nhẹ, bất chấp thị trường giằng co

Kết thúc phiên giao dịch 20/4, sắc xanh đỏ chia làm hai nửa trên bảng giá 31 loại hàng hóa đang liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam. Sự phân hóa mạnh giữa các mặt hàng khiến cho chỉ số MXV-Index đóng cửa với mức giảm