Chuyên gia mách nước để nông sản Việt chiếm lĩnh thị trường Nga

Để nông sản Việt tăng giá trị và được nhiều người biết đến hơn, chuyên gia Nga khuyên các nhà xuất khẩu trong nước tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại.

watermark_che-bien-tom-xuat-khau-o-bac-lieu-anh-le-hoang-vu-2-1344_20210824_602-152300.jpeg

Những mặt hàng như thủy sản, hoa quả tươi được thị trường Nga ưa chuộng. Ảnh: TL.

Nga được đánh giá là thị trường xuất khẩu giàu tiềm năng và còn nhiều dư địa phát triển với nông sản Việt Nam. Những mặt hàng thị trường này ưa chuộng như hoa quả tươi, rau, cà phê, các loại hạt đều là thế mạnh của nước ta với sản lượng thu hoạch lớn hàng năm.

Dựa trên quan hệ thương mại song phương giữa hai nước, nông sản Việt tưởng như có lợi thế để thâm nhập thị trường Nga. Tuy nhiên, thực tế ngược lại. Hầu hết các kệ siêu thị tại thị trường hơn 140 triệu dân lại vắng bóng thương hiệu Việt. Đơn cử như cà phê. Trong nhiều năm, Việt Nam là nhà xuất khẩu lớn nhất vào Nga, nhưng các sản phẩm chủ yếu ở dạng thô. Người tiêu dùng Nga hầu như không biết tới cà phê Việt.

Những trăn trở nêu trên là nội dung chính của chương trình trực tuyến "Tọa đàm cùng chuyên gia quốc tế" do Chi hội doanh nhân quốc tế Việt Âu (Hội doanh nhân tư nhân Việt Nam) tổ chức vào chiều 2/9. Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nga - bà Regina Budarina cho rằng, nguyên nhân có thể nằm ở khâu nghiên cứu thị trường.

"Các công ty xuất khẩu Việt Nam vẫn dựa theo quán tính là chính, mà ít khi quan tâm đến đối thủ cạnh tranh, thị hiếu thị trường... Để thay đổi, họ cần chú trọng nghiên cứu sâu thị trường marketing, bất chấp chi phí đầu tư ban đầu có thể cao", bà Regina nói.

Bà Regina cho rằng, việc đầu tư vào nghiên cứu ban đầu sẽ giúp ích về lâu dài, đồng thời tính toán chính xác đối tượng khách hàng tiềm năng. Bà cũng nêu thực tế, là nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam đã tiếp cận, đàm phán với các công ty Nga, nhưng chốt lại, họ chỉ đặt được đơn hàng với giá trị thấp.

Một nguyên nhân nữa khiến nông sản Việt chưa tìm được chỗ đứng tại Nga, theo bà Regina, nằm ở khâu quảng bá, xây dựng thương hiệu. Bà nhận xét: "Gạo, cà phê, hạt tiêu, chè của Việt Nam đều ngon, giá cạnh tranh, nhưng lại khó tìm trên các kệ siêu thị".

Vấn đề cuối cùng là logistics. Do khoảng cách địa lý giữa Nga và Việt Nam, việc vận chuyển bằng đường hàng không khá tốn kém. Một số đơn vị tại Nga hiện tham mưu về khả năng vận chuyển bằng đường sắt, thông qua Trung Quốc, nhằm tiết kiệm chi phí. Dù vậy, hiện chưa có báo cáo nghiên cứu tiền khả thi nào về phương án này.

Chung ý kiến với bà Regina, ông Robert Kurilo - Trưởng đại diện Trung tâm Xuất khẩu Nga tại Việt Nam cho biết, không chỉ phía Việt Nam và phía Nga cũng băn khoăn về các hoạt động xuất nhập khẩu.

Tại Việt Nam, nhu cầu về các sản phẩm như lúa mì, đậu nành, ngô, thực phẩm chức năng có xu hướng tăng trong thời gian và được dự báo sẽ giữ đà ấy trong thời gian tới. Tuy nhiên, chưa có nhà phân phối lớn nào của Nga, chuyên về mảng kinh doanh này.

Ông Kurilo cũng thông tin, rằng nhiều khách hàng Nga bất ngờ về chất lượng nông sản Việt, trong đó có xoài. Theo ông, chất lượng xoài Việt Nam không hề thua kém so với xoài Thái Lan. Tuy nhiên, giống như các mặt hàng đồ gỗ, nội thất, đồ gia dụng, xoài Việt Nam cũng rất ít được biết đến tại Nga.

"Cần có nhiều hội nghị xúc tiến thương mại giữa hai nước, để Việt Nam và Nga để biết thêm thông tin về nhau", ông Kurilo nhận định.

dsc_0452-1136_20210420_990-092838.jpeg

Xoài của Việt Nam được đánh giá cao. Ảnh: TL.

Cũng theo Trưởng đại diện Trung tâm Xuất khẩu Nga tại Việt Nam, các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể tập trung về một đầu mối thương mại, nhằm tăng tốc độ giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, rào cản kỹ thuật.

Bà Tatiana Gritneva, Giám đốc Cung ứng của Tập đoàn Bán lẻ X5 cho biết, thị trường Nga rất quan tâm đến hoa quả tươi, hoa quả nhiệt đới, và các mặt hàng thủy hải sản. Bà khuyên doanh nghiệp Việt Nam tích cực liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Nga, hoặc Thương vụ Nga tại Việt Nam để rộng đường vào thị trường.

Theo Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang Nga trong 6 tháng đầu năm 2021 tăng trưởng tốt. Nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước, như: thủy sản tăng 64,1%, rau quả tăng 50,8%, hạt điều tăng 47,6%, hạt tiêu tăng 61,9%, cao su tăng 266,6%.

Để tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam có ưu thế, Thương vụ Việt Nam tại Nga đề nghị, các doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu kỹ, tận dụng ưu đãi của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (VN - EAEU FTA), đẩy mạnh công nghệ chế biến, và hợp tác chặt chẽ với các Bộ liên quan như Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương.

Trước mắt, trong các tháng cuối năm 2021, Cố vấn Hội doanh nhân Quốc tế Việt Âu - bà Nguyễn Mai Hồng hứa sẽ tổ chức các hội thảo xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp Việt Nam tại một số thành phố lớn như Saint Petersburg. Đây sẽ là tiền đề cho nông sản Việt đổi từ lượng sang chất trong tương lai.

Bình luận

'Vườn trái cây Việt Nam' tại Hội chợ Macfrut, Italy

Ngày 4/5, Hội chợ trái cây quốc tế Macfrut lần thứ 39 năm 2022 đã khai mạc tại thành phố Rimini thuộc vùng Emilia Romagna của Italy.

Pakistan bắt đầu siết chặt kiểm tra chè Việt Nam

Pakistan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của chè Việt Nam. Hiện chè Việt Nam nhập vào nước này bắt đầu chịu sự kiểm tra chặt chẽ hơn về chất lượng.

Giá đậu tương giảm 4 phiên liên tiếp trước lo ngại nguồn cung đạt kỷ lục

Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho biết, đóng cửa phiên giao dịch 3/5, sắc đỏ bao trùm 4 nhóm hàng hóa đang giao dịch, khiến chỉ số MXV-Index giảm hơn 1%, về mức 2.983,82 điểm. Một lần nữa, chỉ số này lại đánh mất mốc 3.000 điểm

Tư vấn xuất khẩu gạo sang thị trường ASEAN

Bộ Công Thương cho biết, ASEAN là thị trường lớn với dân số gần 700 triệu dân và có nhiều nét tương đồng về lối sống, văn hóa và sinh hoạt, đặc biệt khoảng cách địa lý gần với Việt Nam.

Thị trường nhiên liệu và dầu thực vật tăng mạnh

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, đóng cửa tuần giao dịch cuối cùng của tháng 4, sắc đỏ có phần chiếm ưu thế trên bảng giá 31 loại hàng hóa nguyên liệu đang giao dịch. Tuy nhiên, mức tăng mạnh của một số mặt hàng nhiên liệu và dầu thực vật

Nhiều gia vị “độc, lạ” hội tụ tại Lễ hội Tinh hoa gia vị Việt ​

Hơn 1.000 loại sản phẩm gia vị Việt, từ miền hạ đồng bằng sông Cửu Long đến vùng cao Tây Bắc hội tụ tại Lễ hội "Tinh hoa gia vị Việt", trong đó có nhiều sản phẩm gia vị đặc sắc, không chỉ bán trong nước mà còn xuất khẩu sang các thị trường khó tính

32 địa phương tham gia diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL

Từ ngày 28/4 đến 3/5, UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Bộ NN-PTNT tổ chức Diễn đàn Kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL: 'Liên kết cùng phát triển - Đồng Tháp 2022'.

2 đặc sản trái cây của Việt Nam được ưa chuộng ở cường quốc xuất khẩu nông sản của thế giới

Dù là một cường quốc về xuất khẩu nông sản nhưng Thái Lan vẫn có nhu cầu nhập nhiều loại trái cây, rau củ tươi, trong đó Việt Nam có 2 thứ trái cây Thái Lan rất ưa chuộng là vải và thanh long.

Bản tin MXV 25/4: Giá hàng hóa đồng loạt giảm sâu trước nhiều sức ép

Đóng cửa tuần giao dịch 18 – 24/4, sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng giá 31 mặt hàng đang liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, khiến chỉ số MXV-Index quay đầu giảm mạnh hơn 2% về 2.999,63 điểm.

Bản tin MXV 21/4: Ngô, đậu tương và cà phê tăng nhẹ, bất chấp thị trường giằng co

Kết thúc phiên giao dịch 20/4, sắc xanh đỏ chia làm hai nửa trên bảng giá 31 loại hàng hóa đang liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam. Sự phân hóa mạnh giữa các mặt hàng khiến cho chỉ số MXV-Index đóng cửa với mức giảm