Giá cà phê arabica cao nhất trong gần thập kỷ
Giá cà phê arabica tuần qua đã bất ngờ tăng vọt lên gần mức cao nhất trong gần một thập kỷ do dấu hiệu thiếu hụt ngày càng tăng ở Brazil và Colombia.
Theo đó giá cà phê nhân loại cao cấp giao tháng 3 đã tăng 4,6% lên 2,3475 USD/pound (0,45 kg) tại sàn giao dịch New York, mức cao nhất kể từ tháng 1 năm 2012. Con số này cao gần gấp đôi so với cách nay một năm.
Bà Judy Ganes, chủ tịch của hãng tư vấn J. Ganes Consulting cho biết: "Căng thẳng chuỗi cung ứng đang ở mức chưa từng có khiến chúng tôi trở tay không kịp khi phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi cùng một lúc. Điều này đang nhanh chóng biến thành một cuộc khủng hoảng".
Nguyên nhân giá cà phê arabica đạt đỉnh là do các khu vực sản xuất chính ở Brazil đã chứng kiến sản lượng sụt giảm trong năm nay vì ảnh hưởng bởi hạn hán và sương giá. Dự kiến tại vựa cà phê hàng đầu thế giới bước sang năm 2022 sản lượng cũng đạt mức dưới chuẩn và nước này sẽ không có đủ nguồn hàng tồn kho để tạo ra sự khác biệt. Bà Ganes dự báo, giá cà phê arabica sẽ có thể sớm đạt mức từ 2,70 đến 2,80 USD một pound.
Trong khi đó giá arabica nội địa tại Brazil và Colombia cũng đang đứng ở mức cao kỷ lục mới khiến ngày càng có nhiều lo ngại về các vụ đổ bể hợp đồng ở cả hai quốc gia do nông dân trồng cà phê arabia đã bán hạt ở mức thấp hơn nhiều trong các giao dịch kỳ hạn.
Theo bà Anike Ejlers Wolthers, người sáng lập hệ thống Red Container Coffee, một công ty môi giới có trụ sở tại Santos, trung tâm xuất khẩu chính cà phê của quốc gia Nam Mỹ, hiện có khoảng 3,5 triệu bao cà phê - tương đương hơn 400 triệu pound vẫn đang nằm trong các kho hàng của Brazil. Ước tính các lô hàng này sẽ phải mất tới 100 ngày mới xuất được, trong khi bình thường chỉ là 30 ngày.
Ngành cà phê thế giới đang trải qua vô vàn khó khăn và áp lực. Ảnh: Getty
Các nhà giao dịch cho biết, hiện Ấn Độ cũng đang phải đối mặt với sự sụt giảm năng suất cà phê do mưa quá nhiều. Trong khi đó, cuộc nội chiến ở Ethiopia cho tiếp tục ảnh hưởng đến xuất khẩu ở nhà sản xuất cà phê arabica lớn nhất châu Phi đang khiến nguồn cung có thể bị siết chặt hơn nữa.
Ngoài ra chi phí vận chuyển hàng hóa và giá phân bón tăng cao cũng đang gia tăng thêm sức ép từ nguồn cung của ngành hàng đồ uống phổ biến này. Chưa kể đến các điều kiện thời tiết bất lợi như La Nina có thể gây ra các loại hình thời tiết thất thường ở khắp Nam Mỹ trong những tháng sắp tới.
Dấu hiệu ít lạc quan từ các công ty đang cảm nhận rõ nhất điều này. Tập đoàn Strauss có trụ sở tại Israel, một trong những nhà rang xay cà phê lớn nhất châu Âu vừa cho biết, giá nguyên liệu thô đã cao hơn, đặc biệt là cà phê và sữa đang làm xói mòn biên lợi nhuận. Hiện công ty đã phải tăng giá ở Brazil, Ukraine, Rumani, Serbia và Ba Lan.
Theo Bloomberg, các nhà xuất khẩu Brazil đã không thể vận chuyển hàng triệu bao cà phê trong những tháng gần đây vì tắc nghẽn tại cảng biển. Trong khí đó Việt Nam, nhà sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới cũng bị gián đoạn chuỗi cung ứng do các tuyến vận chuyển hàng hóa ở khu vực châu Á tăng vọt.
Geordie Wilkes, trưởng nhóm nghiên cứu tại công ty môi giới Sucden ở London nói: “Ở Brazil có vô số vấn đề gay go đối với cây trồng và chi phí đầu vào phân bón đang tăng rất cao, vì vậy bạn sẽ không thể nào đòi hỏi nông dân phải đột ngột sản xuất ra nhiều cà phê hơn. Thậm chí là ngay cả khi bạn thu được một vụ cà phê arabica năng suất cao hơn vào năm tới, thì tốt nhất là nên hy vọng vào một thị trường cân bằng".
Trong các mặt hàng giá mềm khác, bông giao tháng 3 cũng tăng 1,6% lên 1,1692 USD/pound, mức đóng cửa cao nhất kể từ tháng 7/2011 do nguồn cung bị thu hẹp.
Ông Peter Egli tại hãng Plexus Cotton cho biết, có những đồn đoán rằng Ấn Độ đang xem xét hạn chế xuất khẩu bông trong nỗ lực làm giảm giá xơ và sợi cao. Điều đó sẽ thúc đẩy người mua tìm kiếm nguồn cung ở các nước khác như Mỹ và Brazil.
'Vườn trái cây Việt Nam' tại Hội chợ Macfrut, Italy
Ngày 4/5, Hội chợ trái cây quốc tế Macfrut lần thứ 39 năm 2022 đã khai mạc tại thành phố Rimini thuộc vùng Emilia Romagna của Italy.
Pakistan bắt đầu siết chặt kiểm tra chè Việt Nam
Pakistan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của chè Việt Nam. Hiện chè Việt Nam nhập vào nước này bắt đầu chịu sự kiểm tra chặt chẽ hơn về chất lượng.
Giá đậu tương giảm 4 phiên liên tiếp trước lo ngại nguồn cung đạt kỷ lục
Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho biết, đóng cửa phiên giao dịch 3/5, sắc đỏ bao trùm 4 nhóm hàng hóa đang giao dịch, khiến chỉ số MXV-Index giảm hơn 1%, về mức 2.983,82 điểm. Một lần nữa, chỉ số này lại đánh mất mốc 3.000 điểm
Tư vấn xuất khẩu gạo sang thị trường ASEAN
Bộ Công Thương cho biết, ASEAN là thị trường lớn với dân số gần 700 triệu dân và có nhiều nét tương đồng về lối sống, văn hóa và sinh hoạt, đặc biệt khoảng cách địa lý gần với Việt Nam.
Thị trường nhiên liệu và dầu thực vật tăng mạnh
Theo thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, đóng cửa tuần giao dịch cuối cùng của tháng 4, sắc đỏ có phần chiếm ưu thế trên bảng giá 31 loại hàng hóa nguyên liệu đang giao dịch. Tuy nhiên, mức tăng mạnh của một số mặt hàng nhiên liệu và dầu thực vật
Nhiều gia vị “độc, lạ” hội tụ tại Lễ hội Tinh hoa gia vị Việt
Hơn 1.000 loại sản phẩm gia vị Việt, từ miền hạ đồng bằng sông Cửu Long đến vùng cao Tây Bắc hội tụ tại Lễ hội "Tinh hoa gia vị Việt", trong đó có nhiều sản phẩm gia vị đặc sắc, không chỉ bán trong nước mà còn xuất khẩu sang các thị trường khó tính
32 địa phương tham gia diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL
Từ ngày 28/4 đến 3/5, UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Bộ NN-PTNT tổ chức Diễn đàn Kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL: 'Liên kết cùng phát triển - Đồng Tháp 2022'.
2 đặc sản trái cây của Việt Nam được ưa chuộng ở cường quốc xuất khẩu nông sản của thế giới
Dù là một cường quốc về xuất khẩu nông sản nhưng Thái Lan vẫn có nhu cầu nhập nhiều loại trái cây, rau củ tươi, trong đó Việt Nam có 2 thứ trái cây Thái Lan rất ưa chuộng là vải và thanh long.
Bản tin MXV 25/4: Giá hàng hóa đồng loạt giảm sâu trước nhiều sức ép
Đóng cửa tuần giao dịch 18 – 24/4, sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng giá 31 mặt hàng đang liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, khiến chỉ số MXV-Index quay đầu giảm mạnh hơn 2% về 2.999,63 điểm.
Bản tin MXV 21/4: Ngô, đậu tương và cà phê tăng nhẹ, bất chấp thị trường giằng co
Kết thúc phiên giao dịch 20/4, sắc xanh đỏ chia làm hai nửa trên bảng giá 31 loại hàng hóa đang liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam. Sự phân hóa mạnh giữa các mặt hàng khiến cho chỉ số MXV-Index đóng cửa với mức giảm
Bình luận