Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam rẻ hơn gạo Thái Lan 12 USD/tấn

Duy trì mức giá ổn định, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang rẻ hơn gạo Thái Lan ít nhất 12 USD/tấn để thu hút các đơn hàng.

gia-gao-xuat-khau-ga.jpg

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam chào bán trên thị trường thế giới vẫn ổn định. Ảnh: T.Long

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, ngày 25.1.2021, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn ổn định để thu hút khách hàng, tạo thế cạnh tranh với gạo một số quốc gia khác trong điều kiện giá cước tàu biển và giá thuê container đang tăng cao chóng mặt.


Cụ thể, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam loại 5% tấm đang chào bán ổn định ở mức 398-402 USD/tấn trong khi ngày 25.1 giá gạo này của Thái Lan đã tăng thêm 5 USD/tấn, bán ra ở mức 410-414 USD/tấn, đắt hơn gạo Việt Nam 12 USD/tấn; gạo 25% tấm của Việt Nam ổn định ở mức 378-382 USD/tấn trong khi gạo Thái Lan ở mức 399-403 USD/tấn, cao hơn gạo Việt Nam 21 USD/tấn; gạo 100% tấm của Việt Nam ở mức 328-332 USD/tấn trong khi gạo cùng loại của Thái Lan chào bán với giá 374-378 USD/tấn, tăng 1 USD/tấn và cao hơn gạo cùng loại của Việt Nam tới 46 USD/tấn.

Trên thị trường thế giới, ngày 25.1.2022 giá gạo xuất khẩu của Pakistan cũng ổn định ở mức 363-367 USD/tấn (gạo 5% tấm), 343-347 USD/tấn (gạo 25% tấm) và 320-324 USD/tấn đối với gạo 100% tấm.

Cũng theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, bình quân trong tuần qua giá gạo nguyên liệu xát trắng loại 1 đã giảm 263 đồng/kg, hiện có giá cao nhất 9.400 đồng/kg, còn giá bình quân ở mức 9.125 đồng/kg. Các loại gạo nguyên liệu xuất khẩu khác như 5% tấm, 15% tấm và 25% tấm cũng giảm nhẹ từ 21-92 đồng/kg, tùy loại.

Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Quang Hòa – Giám đốc Công ty TNHH Dương Vũ - nhấn mạnh: Doanh nghiệp của ông vẫn xuất khẩu gạo đều đặn nhờ nguồn cung và giá ổn định. Hiện nay thị trường lúa gạo thế giới đang khó đoán, nên dù vừa trúng gói thầu xuất khẩu 30.000 tấn, nhưng doanh nghiệp đang tính toán mua như thế nào, tồn kho bao nhiêu, phải tính chuẩn vì nếu không có thể lỗ vài chục tỉ là chuyện bình thường.

“Nếu ký mà không xuất khẩu kịp, ra giêng mới mua, lúc đó bất chợt thị trường Philippines ào ạt nhập về, giá lúa gạo trong nước tăng là có thể bị lỗ vốn ngay. Nên trong xuất khẩu nông sản không hề “dễ ăn”, đừng nghĩ xuất nhiều sẽ lãi nhiều. Tôi có thể nhận xuất đi cả trăm nghìn tấn, nhưng vấn đề là nhận giá nào, giao hàng như thế nào, giao thời điểm nào… phải căn chuẩn để cả 2 bên đều có lãi. Giao 30.000 tấn trong hết tháng 2, trong khi tháng 2 “dính” 2 tuần Tết sẽ phải lân sang tháng 3, lúc đó vụ mùa vào, đồng nào sẽ cắt, đồng nào chưa cắt, dự trữ bao nhiêu ngàn tấn, vận hành mỗi ngày bao nhiêu tấn… đều phải căn chỉnh, tính toán phù hợp để nếu giá lúa tăng cũng không bị thua lỗ, chứ đâu phải cứ ký là có lời” – ông Nguyễn Quang Hòa nói.

Một số doanh nhân cũng cho rằng, giá gạo xuất khẩu không thể cứng nhắc mà cần dựa trên yếu tố thị trường để điều chỉnh linh hoạt, tạo thế cạnh tranh, thu hút các đơn hàng. Trong thời điểm hiện tại, việc ổn định giá và tăng chất lượng gạo xuất khẩu cũng là "điểm cộng" của gạo Việt đối với khách hàng khi giá dịch vụ logistics trên thế giới đang khá khốc liệt đối với các doanh nghiệp nhập khẩu gạo nói riêng và hàng hóa, nông sản nói chung.

Nguồn: Theo báo Lao động

Bình luận

'Vườn trái cây Việt Nam' tại Hội chợ Macfrut, Italy

Ngày 4/5, Hội chợ trái cây quốc tế Macfrut lần thứ 39 năm 2022 đã khai mạc tại thành phố Rimini thuộc vùng Emilia Romagna của Italy.

Pakistan bắt đầu siết chặt kiểm tra chè Việt Nam

Pakistan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của chè Việt Nam. Hiện chè Việt Nam nhập vào nước này bắt đầu chịu sự kiểm tra chặt chẽ hơn về chất lượng.

Giá đậu tương giảm 4 phiên liên tiếp trước lo ngại nguồn cung đạt kỷ lục

Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho biết, đóng cửa phiên giao dịch 3/5, sắc đỏ bao trùm 4 nhóm hàng hóa đang giao dịch, khiến chỉ số MXV-Index giảm hơn 1%, về mức 2.983,82 điểm. Một lần nữa, chỉ số này lại đánh mất mốc 3.000 điểm

Tư vấn xuất khẩu gạo sang thị trường ASEAN

Bộ Công Thương cho biết, ASEAN là thị trường lớn với dân số gần 700 triệu dân và có nhiều nét tương đồng về lối sống, văn hóa và sinh hoạt, đặc biệt khoảng cách địa lý gần với Việt Nam.

Thị trường nhiên liệu và dầu thực vật tăng mạnh

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, đóng cửa tuần giao dịch cuối cùng của tháng 4, sắc đỏ có phần chiếm ưu thế trên bảng giá 31 loại hàng hóa nguyên liệu đang giao dịch. Tuy nhiên, mức tăng mạnh của một số mặt hàng nhiên liệu và dầu thực vật

Nhiều gia vị “độc, lạ” hội tụ tại Lễ hội Tinh hoa gia vị Việt ​

Hơn 1.000 loại sản phẩm gia vị Việt, từ miền hạ đồng bằng sông Cửu Long đến vùng cao Tây Bắc hội tụ tại Lễ hội "Tinh hoa gia vị Việt", trong đó có nhiều sản phẩm gia vị đặc sắc, không chỉ bán trong nước mà còn xuất khẩu sang các thị trường khó tính

32 địa phương tham gia diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL

Từ ngày 28/4 đến 3/5, UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Bộ NN-PTNT tổ chức Diễn đàn Kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL: 'Liên kết cùng phát triển - Đồng Tháp 2022'.

2 đặc sản trái cây của Việt Nam được ưa chuộng ở cường quốc xuất khẩu nông sản của thế giới

Dù là một cường quốc về xuất khẩu nông sản nhưng Thái Lan vẫn có nhu cầu nhập nhiều loại trái cây, rau củ tươi, trong đó Việt Nam có 2 thứ trái cây Thái Lan rất ưa chuộng là vải và thanh long.

Bản tin MXV 25/4: Giá hàng hóa đồng loạt giảm sâu trước nhiều sức ép

Đóng cửa tuần giao dịch 18 – 24/4, sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng giá 31 mặt hàng đang liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, khiến chỉ số MXV-Index quay đầu giảm mạnh hơn 2% về 2.999,63 điểm.

Bản tin MXV 21/4: Ngô, đậu tương và cà phê tăng nhẹ, bất chấp thị trường giằng co

Kết thúc phiên giao dịch 20/4, sắc xanh đỏ chia làm hai nửa trên bảng giá 31 loại hàng hóa đang liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam. Sự phân hóa mạnh giữa các mặt hàng khiến cho chỉ số MXV-Index đóng cửa với mức giảm