Nông nghiệp Thủ đô bắt nhịp chuyển đổi số

Cùng với xu thế chuyển đổi số, hướng tới thành phố thông minh đang diễn ra mạnh mẽ tại Hà Nội, ngành nông nghiệp Thủ đô hiện đang xây dựng kế hoạch chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử.

image001.jpg

HTX Rau quả sạch Chúc Sơn - một trong những mô hình tiêu biểu thực hiện sản xuất nông nghiệp thông minh và chuyển đổi số trong nông nghiệp của TP. Hà Nội. Ảnh: VGP/Thành Nam

HTX Rau quả sạch Chúc Sơn (Hà Nội) là một trong những mô hình tiêu biểu thực hiện sản xuất nông nghiệp thông minh và chuyển đổi số trong nông nghiệp bằng các giải pháp đồng bộ như: Nhật ký điện tử, hệ thống quản lý sản xuất bằng điện thoại thông minh, hệ thống camera giám sát đồng ruộng, tem truy xuất nguồn gốc QR code gắn với bộ nhận diện nhãn hiệu.

HTX còn đẩy mạnh bán hàng qua các trang mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử nên dù dịch COVID-19 tác động, chuỗi sản xuất - tiêu thụ của HTX Rau quả sạch Chúc Sơn vẫn duy trì, phát triển ổn định, doanh thu năm 2021 ước đạt 14 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2020.

Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất đang được nông dân sử dụng để giải bài toán năng suất, chất lượng và giá trị. Theo Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp là yếu tố then chốt giúp nông dân, trang trại, HTX, doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; tối ưu hóa hoạt động sản xuất, giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận; khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ và hình thành chuỗi giá trị, liên kết sản xuất hiệu quả trong nông nghiệp…

“Tính đến tháng 11/2021, có hơn 2 triệu hộ sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh, thành phố được đào tạo kỹ năng số, gần 50.000 sản phẩm nông nghiệp được đưa vào các sàn thương mại điện tử…”, ông Lương Quốc Đoàn cho biết thêm.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP. Hà Nội Dương Thị Hằng cho biết đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, hằng năm, Hội Nông dân Thành phố đều tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao công nghệ, trong đó có công nghệ số. Giai đoạn 2015-2020, đã có 3.200 hộ nông dân tại Hà Nội đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi nhờ ứng dụng khoa học và công nghệ.

Chuyện nông dân tiếp cận công nghệ số không mới, số lượng nông dân đã và đang ứng dụng công nghệ số trong sản xuất ngày một tăng, tuy nhiên số đó vẫn còn rất nhỏ so với 9,1 triệu nông dân cả nước. Hạn chế này do nhiều nguyên nhân: Trình độ công nghệ chung thấp; số doanh nghiệp tiếp cận công nghệ số chưa nhiều, chưa mang tính phổ biến; đầu tư cho nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ chưa hiệu quả; đào tạo nguồn nhân lực cũng đang là vấn đề…

Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ trong nông nghiệp

Để thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp, TS. Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) đề xuất Nhà nước cần xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin quốc gia về nông nghiệp; xác định các công nghệ số ưu tiên và các lĩnh vực ưu tiên phát triển trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội Dương Thị Hằng cho biết, Hội Nông dân Thành phố sẽ tiếp tục đóng vai trò cầu nối để người sản xuất nông nghiệp tiếp cận với công nghệ hiện đại.

Từ thực tế sản xuất, ông Phạm Văn Hoạch, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ứng Hòa mong muốn Nhà nước cần có chính sách đào tạo nông dân tiếp cận công nghệ số, xây dựng chương trình và mục tiêu để các địa phương phấn đấu thực hiện.

Nhiều chuyên gia nông nghiệp cũng cho rằng nông nghiệp không thể đứng “một mình” trong tiến trình chuyển đổi số. Muốn thành công, tất cả phải cùng làm và chuyển đổi số trong nông nghiệp phải bắt đầu từ người nông dân.

Do vậy, các cơ quan chức năng cần cung cấp thông tin, trang bị cho người nông dân kiến thức cần thiết về chuyển đổi số để họ tự thay đổi nhận thức, đổi mới tư duy, qua đó tự nguyện tham gia tiến trình chuyển đổi số với phương thức phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất. Nói cách khác, nông dân số là yếu tố cốt lõi của chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.

Cùng với đó là các chính sách, cơ chế khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã tích cực nhập cuộc trong chuyển đổi số. Các chủ thể này cần khẳng định vai trò tiên phong và là đầu tàu, chủ động trong việc thiết lập các ứng dụng số cho chuỗi liên kết, hợp tác; tạo lập các hợp đồng kinh tế thông minh, bền vững với người nông dân; dẫn dắt người nông dân tham gia tiến trình chuyển đổi số…

 

Nguồn: Theo báo Chính phủ

Bình luận

'Vườn trái cây Việt Nam' tại Hội chợ Macfrut, Italy

Ngày 4/5, Hội chợ trái cây quốc tế Macfrut lần thứ 39 năm 2022 đã khai mạc tại thành phố Rimini thuộc vùng Emilia Romagna của Italy.

Pakistan bắt đầu siết chặt kiểm tra chè Việt Nam

Pakistan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của chè Việt Nam. Hiện chè Việt Nam nhập vào nước này bắt đầu chịu sự kiểm tra chặt chẽ hơn về chất lượng.

Giá đậu tương giảm 4 phiên liên tiếp trước lo ngại nguồn cung đạt kỷ lục

Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho biết, đóng cửa phiên giao dịch 3/5, sắc đỏ bao trùm 4 nhóm hàng hóa đang giao dịch, khiến chỉ số MXV-Index giảm hơn 1%, về mức 2.983,82 điểm. Một lần nữa, chỉ số này lại đánh mất mốc 3.000 điểm

Tư vấn xuất khẩu gạo sang thị trường ASEAN

Bộ Công Thương cho biết, ASEAN là thị trường lớn với dân số gần 700 triệu dân và có nhiều nét tương đồng về lối sống, văn hóa và sinh hoạt, đặc biệt khoảng cách địa lý gần với Việt Nam.

Thị trường nhiên liệu và dầu thực vật tăng mạnh

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, đóng cửa tuần giao dịch cuối cùng của tháng 4, sắc đỏ có phần chiếm ưu thế trên bảng giá 31 loại hàng hóa nguyên liệu đang giao dịch. Tuy nhiên, mức tăng mạnh của một số mặt hàng nhiên liệu và dầu thực vật

Nhiều gia vị “độc, lạ” hội tụ tại Lễ hội Tinh hoa gia vị Việt ​

Hơn 1.000 loại sản phẩm gia vị Việt, từ miền hạ đồng bằng sông Cửu Long đến vùng cao Tây Bắc hội tụ tại Lễ hội "Tinh hoa gia vị Việt", trong đó có nhiều sản phẩm gia vị đặc sắc, không chỉ bán trong nước mà còn xuất khẩu sang các thị trường khó tính

32 địa phương tham gia diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL

Từ ngày 28/4 đến 3/5, UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Bộ NN-PTNT tổ chức Diễn đàn Kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL: 'Liên kết cùng phát triển - Đồng Tháp 2022'.

2 đặc sản trái cây của Việt Nam được ưa chuộng ở cường quốc xuất khẩu nông sản của thế giới

Dù là một cường quốc về xuất khẩu nông sản nhưng Thái Lan vẫn có nhu cầu nhập nhiều loại trái cây, rau củ tươi, trong đó Việt Nam có 2 thứ trái cây Thái Lan rất ưa chuộng là vải và thanh long.

Bản tin MXV 25/4: Giá hàng hóa đồng loạt giảm sâu trước nhiều sức ép

Đóng cửa tuần giao dịch 18 – 24/4, sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng giá 31 mặt hàng đang liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, khiến chỉ số MXV-Index quay đầu giảm mạnh hơn 2% về 2.999,63 điểm.

Bản tin MXV 21/4: Ngô, đậu tương và cà phê tăng nhẹ, bất chấp thị trường giằng co

Kết thúc phiên giao dịch 20/4, sắc xanh đỏ chia làm hai nửa trên bảng giá 31 loại hàng hóa đang liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam. Sự phân hóa mạnh giữa các mặt hàng khiến cho chỉ số MXV-Index đóng cửa với mức giảm