Thực phẩm handmade 'đổ bộ' thị trường: Cảnh báo 'nóng' chất lượng

Thực phẩm handmade chế biến sẵn đang được người tiêu dùng lựa chọn sử dụng vì tiện lợi, dễ sử dụng. Tuy nhiên, nếu chọn lựa thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tìm hiểu tại địa chỉ cá nhân “Hồng Hồ” giới thiệu chuyên cung cấp thực phẩm chế biến sẵn phục vụ Tết như lườn ngỗng hun khói, thịt lươn, người bán quảng cáo: “Thịt lươn ăn Tết rất phù hợp vì giải ngán hoặc ăn vào mùng 1 sẽ suôn sẻ cả năm. Với công thức được nêm đậm đà hợp khẩu vị từ người lớn tới trẻ em”. Theo lời người bán, lươn được tẩm gia vị, đóng gói sẵn 500gr nên rất tiện sử dụng.

Tại địa chỉ khác rao bán món “Gà hun khói” đóng sẵn nửa con hoặc cả con, người bán cho biết, trữ món gà hun khói trong tủ là hợp lý vì không mất thời gian chế biến, hơn nữa món gà này thịt thơm, da giòn, gia vị đậm đà. Gà hun khói bán với giá 95 nghìn đồng/1 con và 50 nghìn đồng/nửa con.

a1.png

Thực phẩm chế biến sẵn được đăng bán trên chợ mạng với nhiều mức giá khác nhau. 

Ngoài ra, còn rất nhiều sản phẩm chế biến sẵn là đặc sản vùng miền như giò, thịt sấy, nem cua biển... cũng được đăng bán. Cụ thể, tại nhóm “Giò bê đặc sản Nghệ An”, giới thiệu giò làm từ thịt bê tươi, bì bê, trứng gà... kèm cam kết giá tại gốc, hàng chính hãng. Thế nhưng, loại giò này đang được bán với mức giá dao động từ 150 – 260 nghìn đồng/1kg. Do đó, khó phân biệt được chất lượng thật của sản phẩm.

Hay món “Cánh gà nướng mật ong”, cũng rao bán rầm rộ trên chợ mạng với lời quảng cáo có cánh như “10 người ăn thì 10 người đều ưng”. Món ăn này được giới thiệu đã tẩm ướp sẵn mật ong và gia vị nên người dùng chỉ cần chế biến theo sở thích. Cánh gà tẩm được bán với giá 100 nghìn đồng/500g.

Trên các sàn thương mại điện tử, theo khảo sát của PV, thực phẩm chế biến sẵn như pizza, chả tôm, sườn non rim... cũng được đăng bán với giá thành rẻ, thu hút số lượng lớn người mua. Những loại thực phẩm này có đặc tính tiện lợi, đa dạng về chủng loại, phục vụ nhu cầu ăn nhanh của người tiêu dùng, không mất thời gian chế biến nên rất được ưa chuộng và chọn trữ Tết. Tuy nhiên, vì là những thực phẩm đã chế biến, đóng gói sẵn nên xảy ra tình trạng chất lượng không như cam kết, thậm chí trà trộn hàng kém chất lượng để trục lợi.

Thực tế đã ghi nhận hàng loạt trường hợp người tiêu dùng phải nhập viện sau khi sử dụng sản phẩm pate Minh Chay nhiễm khuẩn botulinum.

b1.png

 Trên các sàn TMĐT, thực phẩm chế sẵn thu hút nhiều người mua, tuy nhiên chất lượng khó kiểm soát.

Nói về vụ việc trên, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, vi khuẩn botulinum thường phát triển trong môi trường thiếu không khí như các loại đồ hộp, túi nilon hút chân không. Nếu việc chế biến không bảo đảm vệ sinh, vi khuẩn sẽ phát triển, gây độc tố. Do đó, trong quá trình sản xuất, cần bảo đảm tiệt trùng dụng cụ ở nhiệt độ cao. Hầu hết các loại vi khuẩn bị tiêu diệt bằng cách đun sôi thông thường, nhưng để tiêu diệt bào tử của vi khuẩn clostridium botulinum thì cần tạo nhiệt độ tới hơn 100oC.

Quy trình này được doanh nghiệp sản xuất thực phẩm quy mô lớn, có công nghệ và dây chuyền hiện đại thực hiện dễ dàng. Ngược lại, người dân chế biến thực phẩm đóng hộp bằng phương pháp thủ công ít có điều kiện thực hiện quy trình nói trên, dẫn đến nguy cơ thực phẩm nhiễm độc.

Hội Dinh dưỡng Việt Nam cảnh báo, ngoài nguy cơ nhiễm khuẩn botulinum, người tiêu dùng cần thận trọng khi dùng sản phẩm “handmade” bởi có rất nhiều vấn đề về chất phụ gia, nấm mốc, nhiễm khuẩn mà cơ quan quản lý nhà nước không kiểm soát được, do sản phẩm phân phối qua các kênh cá nhân. Nguy hiểm nhất là không kiểm soát được nguyên liệu đầu vào. Mỗi gia đình làm sản phẩm “handmade” có kỹ thuật riêng, khó kiểm soát theo quy chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Chưa kể, các nguyên liệu như rau, củ, quả, đường, bột nằm trong danh mục cho phép nhưng khi chế biến trong điều kiện chật hẹp thì khó bảo đảm an toàn, không thể loại trừ nguy cơ gây ngộ độc.

Chia sẻ về nguy cơ gây ngộ độc của thực phẩm thủ công, ông Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay: Ngoài nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiều người sản xuất thực phẩm “handmade” có thói quen tận dụng vỏ hộp kim loại hoặc vỏ nhựa không bảo đảm chất lượng.

Với vỏ đồ hộp làm bằng kim loại, thực phẩm chứa axít hay dầu mỡ sẽ hòa tan và hấp thu kim loại rất nhanh, gây hại cho người dùng. Dù sử dụng túi hút khí giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn song Bộ Y tế khuyên người dân không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không đông đá.

Không chỉ vậy, các loại hộp đựng súp, cà chua, bia đều chứa nhôm để giữ độ tươi ngon cho thực phẩm. Trong quá trình này, một hàm lượng nhôm nhất định nhiễm vào thực phẩm.

Một số chuyên gia nhận định, lớp nhựa lót bên trong có thể giúp thực phẩm không bị nhiễm nhôm nhưng quá trình đun nấu và đóng gói, gốc nhôm tự do có thể tự giải phóng và hấp thụ vào đồ ăn. Theo các bác sĩ, nhôm tích tụ trong cơ thể có thể gây ra bệnh Alzheimer vô cùng nghiêm trọng.

Các chuyên gia lưu ý, chỉ nên sử dụng sản phẩm “handmade” nếu tự tay làm và thời gian sử dụng trong khoảng từ 3 - 5 ngày; không dùng thực phẩm đóng hộp quá 24 giờ sau khi mở nắp; không nên sử dụng đồ hộp đã bị phồng ở 2 mặt. Để đảm bảo sức khỏe và sử dụng thực phẩm “handmade” chất lượng, người tiêu dùng cần chọn cơ sở sản xuất uy tín có đăng ký kiểm định về chất lượng và điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.

 

Nguồn: Theo VietQ

Bình luận

'Vườn trái cây Việt Nam' tại Hội chợ Macfrut, Italy

Ngày 4/5, Hội chợ trái cây quốc tế Macfrut lần thứ 39 năm 2022 đã khai mạc tại thành phố Rimini thuộc vùng Emilia Romagna của Italy.

Pakistan bắt đầu siết chặt kiểm tra chè Việt Nam

Pakistan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của chè Việt Nam. Hiện chè Việt Nam nhập vào nước này bắt đầu chịu sự kiểm tra chặt chẽ hơn về chất lượng.

Giá đậu tương giảm 4 phiên liên tiếp trước lo ngại nguồn cung đạt kỷ lục

Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho biết, đóng cửa phiên giao dịch 3/5, sắc đỏ bao trùm 4 nhóm hàng hóa đang giao dịch, khiến chỉ số MXV-Index giảm hơn 1%, về mức 2.983,82 điểm. Một lần nữa, chỉ số này lại đánh mất mốc 3.000 điểm

Tư vấn xuất khẩu gạo sang thị trường ASEAN

Bộ Công Thương cho biết, ASEAN là thị trường lớn với dân số gần 700 triệu dân và có nhiều nét tương đồng về lối sống, văn hóa và sinh hoạt, đặc biệt khoảng cách địa lý gần với Việt Nam.

Thị trường nhiên liệu và dầu thực vật tăng mạnh

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, đóng cửa tuần giao dịch cuối cùng của tháng 4, sắc đỏ có phần chiếm ưu thế trên bảng giá 31 loại hàng hóa nguyên liệu đang giao dịch. Tuy nhiên, mức tăng mạnh của một số mặt hàng nhiên liệu và dầu thực vật

Nhiều gia vị “độc, lạ” hội tụ tại Lễ hội Tinh hoa gia vị Việt ​

Hơn 1.000 loại sản phẩm gia vị Việt, từ miền hạ đồng bằng sông Cửu Long đến vùng cao Tây Bắc hội tụ tại Lễ hội "Tinh hoa gia vị Việt", trong đó có nhiều sản phẩm gia vị đặc sắc, không chỉ bán trong nước mà còn xuất khẩu sang các thị trường khó tính

32 địa phương tham gia diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL

Từ ngày 28/4 đến 3/5, UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Bộ NN-PTNT tổ chức Diễn đàn Kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL: 'Liên kết cùng phát triển - Đồng Tháp 2022'.

2 đặc sản trái cây của Việt Nam được ưa chuộng ở cường quốc xuất khẩu nông sản của thế giới

Dù là một cường quốc về xuất khẩu nông sản nhưng Thái Lan vẫn có nhu cầu nhập nhiều loại trái cây, rau củ tươi, trong đó Việt Nam có 2 thứ trái cây Thái Lan rất ưa chuộng là vải và thanh long.

Bản tin MXV 25/4: Giá hàng hóa đồng loạt giảm sâu trước nhiều sức ép

Đóng cửa tuần giao dịch 18 – 24/4, sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng giá 31 mặt hàng đang liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, khiến chỉ số MXV-Index quay đầu giảm mạnh hơn 2% về 2.999,63 điểm.

Bản tin MXV 21/4: Ngô, đậu tương và cà phê tăng nhẹ, bất chấp thị trường giằng co

Kết thúc phiên giao dịch 20/4, sắc xanh đỏ chia làm hai nửa trên bảng giá 31 loại hàng hóa đang liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam. Sự phân hóa mạnh giữa các mặt hàng khiến cho chỉ số MXV-Index đóng cửa với mức giảm