Từ 1.1.2022, RCEP tạo khối thương mại lớn nhất thế giới
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực từ ngày 1.1.2022 sẽ tạo ra khối thương mại lớn nhất thế giới theo quy mô kinh tế.
Thực thi RCEP, doanh nghiệp phải tập trung chế biến sâu, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Ảnh: Vũ Long
RCEP tạo ra khối thương mại lớn nhất về quy mô kinh tế
Theo Bộ Công Thương, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) - Hiệp định thương mại tự do Châu Á - Thái Bình Dương mới có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2022 sẽ tạo ra khối thương mại lớn nhất thế giới theo quy mô kinh tế.
Dẫn phân tích mới đây của Ủy ban Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), Bộ Công Thương cho biết: Tác động của RCEP đối với thương mại quốc tế sẽ rất lớn. Quy mô kinh tế của khối mới nổi và sự năng động trong thương mại của khối này sẽ khiến RCEP trở thành một trọng tâm đối với thương mại toàn cầu.
Thương mại giữa 15 nền kinh tế của khối đã trị giá khoảng 2,3 nghìn tỉ USD vào năm 2019, phân tích của UNCTAD cho thấy các nhượng bộ thuế quan của hiệp định có thể thúc đẩy xuất khẩu trong liên minh mới thành lập lên gần 2%, tương đương khoảng 42 tỉ USD. Thuế quan thấp hơn sẽ kích thích thương mại giữa các thành viên gần 17 tỉ USD; đồng thời chuyển hướng thương mại, vì mức thuế thấp hơn trong RCEP sẽ chuyển hướng thương mại trị giá gần 25 tỉ USD từ các nước không phải thành viên sang các nước thành viên.
Theo khuôn khổ RCEP, tự do hóa thương mại sẽ đạt được thông qua việc cắt giảm dần thuế quan. Trong khi nhiều loại thuế quan sẽ được bãi bỏ ngay lập tức, các loại thuế khác sẽ được cắt giảm dần dần trong thời gian 20 năm. Các mức thuế vẫn có hiệu lực sẽ chủ yếu giới hạn đối với các sản phẩm cụ thể trong các lĩnh vực chiến lược, chẳng hạn như nông nghiệp và công nghiệp ôtô, trong đó nhiều thành viên RCEP đã từ chối các cam kết tự do hóa thương mại.
Như vậy, với nguyên tắc trọng tâm là nhượng bộ thuế quan, thực thi RCEP sẽ loại bỏ 90% thuế quan trong khối và những nhượng bộ này là chìa khóa để hiểu những tác động ban đầu của RCEP đối với thương mại, cả trong và ngoài khối.
Những quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ RCEP
Báo cáo của UNCTAD nêu rõ, các thành viên RCEP dự kiến sẽ được hưởng lợi trong các phạm vi khác nhau của hiệp định. Các nhượng bộ về thuế quan được kỳ vọng sẽ tạo ra tác động thương mại cao hơn cho các nền kinh tế lớn nhất trong khối, không phải vì sự bất cân xứng trong đàm phán, mà phần lớn là do mức thuế quan vốn đã thấp giữa nhiều thành viên RCEP khác.
Nhật Bản sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ các nhượng bộ thuế quan RCEP, phần lớn là do các tác động chuyển hướng thương mại. Xuất khẩu của nước này dự kiến sẽ tăng khoảng 20 tỈ USD, tương đương với khoảng 5,5% so với xuất khẩu của nước này sang các thành viên RCEP vào năm 2019.
Báo cáo cũng cho thấy, những tác động tích cực đáng kể đối với xuất khẩu của hầu hết các nền kinh tế khác, bao gồm Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc và New Zealand. Đặc biệt, báo cáo của UNCTAD dự báo toàn bộ khu vực sẽ được hưởng lợi từ các nhượng bộ thuế quan của RCEP, với hầu hết những lợi ích này là do thương mại chuyển hướng khỏi các nước không phải là thành viên. Khi quá trình hội nhập của các thành viên RCEP tiến xa hơn, những tác động chuyển hướng này có thể được tăng cường mạnh mẽ hơn.
Đặc biệt, các chuyên gia kinh tế đánh giá, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, việc RCEP có hiệu lực cũng có thể thúc đẩy khả năng phục hồi thương mại.
'Vườn trái cây Việt Nam' tại Hội chợ Macfrut, Italy
Ngày 4/5, Hội chợ trái cây quốc tế Macfrut lần thứ 39 năm 2022 đã khai mạc tại thành phố Rimini thuộc vùng Emilia Romagna của Italy.
Pakistan bắt đầu siết chặt kiểm tra chè Việt Nam
Pakistan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của chè Việt Nam. Hiện chè Việt Nam nhập vào nước này bắt đầu chịu sự kiểm tra chặt chẽ hơn về chất lượng.
Giá đậu tương giảm 4 phiên liên tiếp trước lo ngại nguồn cung đạt kỷ lục
Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho biết, đóng cửa phiên giao dịch 3/5, sắc đỏ bao trùm 4 nhóm hàng hóa đang giao dịch, khiến chỉ số MXV-Index giảm hơn 1%, về mức 2.983,82 điểm. Một lần nữa, chỉ số này lại đánh mất mốc 3.000 điểm
Tư vấn xuất khẩu gạo sang thị trường ASEAN
Bộ Công Thương cho biết, ASEAN là thị trường lớn với dân số gần 700 triệu dân và có nhiều nét tương đồng về lối sống, văn hóa và sinh hoạt, đặc biệt khoảng cách địa lý gần với Việt Nam.
Thị trường nhiên liệu và dầu thực vật tăng mạnh
Theo thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, đóng cửa tuần giao dịch cuối cùng của tháng 4, sắc đỏ có phần chiếm ưu thế trên bảng giá 31 loại hàng hóa nguyên liệu đang giao dịch. Tuy nhiên, mức tăng mạnh của một số mặt hàng nhiên liệu và dầu thực vật
Nhiều gia vị “độc, lạ” hội tụ tại Lễ hội Tinh hoa gia vị Việt
Hơn 1.000 loại sản phẩm gia vị Việt, từ miền hạ đồng bằng sông Cửu Long đến vùng cao Tây Bắc hội tụ tại Lễ hội "Tinh hoa gia vị Việt", trong đó có nhiều sản phẩm gia vị đặc sắc, không chỉ bán trong nước mà còn xuất khẩu sang các thị trường khó tính
32 địa phương tham gia diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL
Từ ngày 28/4 đến 3/5, UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Bộ NN-PTNT tổ chức Diễn đàn Kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL: 'Liên kết cùng phát triển - Đồng Tháp 2022'.
2 đặc sản trái cây của Việt Nam được ưa chuộng ở cường quốc xuất khẩu nông sản của thế giới
Dù là một cường quốc về xuất khẩu nông sản nhưng Thái Lan vẫn có nhu cầu nhập nhiều loại trái cây, rau củ tươi, trong đó Việt Nam có 2 thứ trái cây Thái Lan rất ưa chuộng là vải và thanh long.
Bản tin MXV 25/4: Giá hàng hóa đồng loạt giảm sâu trước nhiều sức ép
Đóng cửa tuần giao dịch 18 – 24/4, sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng giá 31 mặt hàng đang liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, khiến chỉ số MXV-Index quay đầu giảm mạnh hơn 2% về 2.999,63 điểm.
Bản tin MXV 21/4: Ngô, đậu tương và cà phê tăng nhẹ, bất chấp thị trường giằng co
Kết thúc phiên giao dịch 20/4, sắc xanh đỏ chia làm hai nửa trên bảng giá 31 loại hàng hóa đang liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam. Sự phân hóa mạnh giữa các mặt hàng khiến cho chỉ số MXV-Index đóng cửa với mức giảm
Bình luận