VCCI: Thận trọng với đề xuất sửa đổi quy định kinh doanh xuất khẩu gạo

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, xem xét lại một số quy định liên quan đến kinh doanh xuất khẩu gạo.

xkg.jpg

 Ảnh minh họa: TTXVN

Phản hồi đề nghị của Bộ Công Thương về việc góp ý hoàn thiện dự thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, hướng tiếp cận việc sửa đổi, bổ sung chính sách như vậy là phù hợp, bởi dự thảo được hình thành xuất phát từ những điểm hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực thi Nghị định 107. Tuy nhiên, để đảm bảo các đề xuất này vừa đáp ứng được mục tiêu quản lý nhà nước, vừa đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, xem xét lại một số quy định liên quan đến kinh doanh xuất khẩu gạo. 

Cụ thể như, dự thảo đề xuất sửa đổi điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo hướng: “quy định về sức chứa tối thiểu của kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo và công suất tối thiểu của cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo; có thể cân nhắc việc quy định như Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, để tận dụng nguồn lực xã hội, cơ sở vật chất đã được xây dựng, tránh phát sinh thêm chi phí cho thương nhân, gây lãng phí nguồn lực xã hội.

Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo tại Nghị định 107 được đánh giá là một bước tiến trong cải cách điều kiện kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi hơn cho các thương nhân trong hoạt động xuất khẩu gạo - loại hàng hóa mà Việt Nam luôn có thế mạnh. Việc đề xuất sửa đổi quay trở lại với điều kiện kinh doanh về diện tích tối thiểu của kho chứa thóc, công suất tối thiểu của cơ sở xay, xát, chế biến thóc gạo - vốn là những điều kiện mà Nghị định 107 đã từng bãi bỏ, theo VCCI là một thay đổi rất lớn và là tín hiệu theo hướng không tích cực về sự thay đổi môi trường kinh doanh Việt Nam vì thế ngành công thương cần cân nhắc và thận trọng.

Bởi lẽ, xét về yêu cầu đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, thì đây là mục tiêu chính đáng và phù hợp khi quản lý đối với hoạt động kinh doanh liên quan đến thực phẩm. Song theo Nghị định 107, thương nhân xuất khẩu gạo phải có “kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành”; “cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành”. Như vậy, cơ quan quản lý nhà nước đã kiểm soát vấn đề chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm của gạo xuất khẩu thông qua yêu cầu về cơ sở vật chất của thương nhân xuất khẩu gạo phải đáp ứng theo pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Dự thảo sửa đổi lại chưa đưa ra thông tin để thuyết phục rằng, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo có quy mô tối thiểu 5.000 tấn thóc; công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ thì sẽ đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm hơn là các cơ sở có quy mô, công suất bé hơn, trong khi tất cả các cơ sở này đều đáp ứng về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Hơn nữa, nếu chỉ nhằm chuẩn hóa việc đầu tư cơ sở hạ tầng đầu vào để đảm bảo sự đồng bộ về năng lực chế biến của cả ngành thì mục tiêu này là chưa đủ rõ ràng. Không rõ năng lực chế biến của cả ngành được xác định ở đâu, trên cơ sở nào? Dự thảo cũng chưa cung cấp các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp có cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo có quy mô tối thiểu bé hơn 5.000 tấn thóc; công suất tối thiểu bé hơn 10 tấn thóc/giờ như thế nào? Và liệu công cụ quản lý bằng pháp luật cạnh tranh có giải quyết được tình trạng này không?

Ngoài ra, việc quay trở lại với điều kiện về quy mô vốn đã được bãi bỏ tại Nghị định 107 sẽ dẫn tới hiện tượng rất nhiều doanh nghiệp sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường, tạo ra rào cản cản trở doanh nghiệp quy mô vừa và bé gia nhập thị trường. Điều này có thể tác động lớn đến thị trường cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo. Dự thảo cũng chưa đánh giá tác động đối với các chủ thể này trong khi đây là nội dung rất quan trọng để xem xét đến tính phù hợp của đề xuất quy định điều kiện kinh doanh theo hướng khắt khe hơn.

Tóm lại, nội dung liên quan tới điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo là một đề xuất thay đổi lớn trong quy định tại Nghị định 107 và có tác động rất lớn đến các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành này. VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo đánh giá một cách thận trọng và cung cấp đầy đủ, rõ ràng và chi tiết hơn những luận cứ, cơ sở cho những vấn đề nêu trên.
 

Riêng về thời hạn giấy chứng nhận, dự thảo đề xuất sửa đổi thời hạn phù hợp với thời hạn của hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo của thương nhận tại thời điểm nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận. Điều này khiến VCCI quan ngại có thể tạo sự bất bình đẳng giữa các thương nhân được cấp phép. Bởi lẽ, để đáp ứng điều kiện có kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo, thương nhân có thể thuê hoặc có quyền sở hữu các cơ sở vật chất này. Như vậy, nếu theo đề xuất tại dự thảo thì đối với những thương nhân thuê thì giấy chứng nhận sẽ có thời hạn; còn những thương nhân có quyền sở hữu các cơ sở vật chất thì giấy chứng nhận sẽ không có thời hạn hay là thời hạn sẽ xác định như nào?

Cùng đáp ứng điều kiện kinh doanh và được cấp giấy phép nhưng thời hạn của giấy phép của các thương nhân lại khác nhau tạo ra sự bất bình đẳng giữa các chủ thể này, ít nhất ở việc các thương nhân có Giấy chứng nhận có thời hạn sẽ phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính hơn. Mỗi khi thời hạn giấy chứng nhận hết, họ phải thực hiện thủ tục cấp lại, gia hạn. Điều này cũng có thể kéo đến nguy cơ, thương nhân không được cấp phép lại và bị loại ra khỏi thị trường. 

Hơn nữa, hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo là giao dịch dân sự. Thời hạn của hợp đồng là do hai bên thỏa thuận và có thể bị điều chỉnh hoặc thay đổi bất kỳ lúc nào. Như vậy, thời hạn trong giấy chứng nhận sẽ phải thay đổi liên tục. Điều này vừa tạo ra nhiều thủ tục hành chính, vì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục để điều chỉnh thời hạn giấy chứng nhận theo thời hạn hợp đồng, lại vừa khó quản lý từ phía cơ quan nhà nước khi phải đối soát giữa thời hạn hợp đồng và thời hạn của giấy chứng nhận.

Dự thảo đề xuất bổ sung chế tài tạm dừng thực hiện thủ tục hải quan đối với các lô gạo xuất khẩu nhập khẩu của thương nhân thuộc trường hợp thực hiện không đúng, không đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định. VCCI cho rằng, chế tài này là quá nặng và cần xem xét lại. Vì trong các quy định liên quan đến xử lý vi phạm hành chính, các hành vi vi phạm nghĩa vụ báo cáo chế tài xử phạt thường không áp dụng biện pháp dừng hoạt động kinh doanh. Dừng thực hiện thủ tục hải quan đối với lô gạo xuất khẩu, nhập khẩu được xem là dừng hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân.

Do đó, từ những phân tích trên, VCCI cho rằng, cơ quan soạn thảo nên bỏ đề xuất sửa đổi thời hạn giấy chứng nhận và xem xét việc bổ sung chế tài xử lý vi phạm liên quan tới chế độ báo cáo.

Nguồn: Theo báo Tin tức

Bình luận

'Vườn trái cây Việt Nam' tại Hội chợ Macfrut, Italy

Ngày 4/5, Hội chợ trái cây quốc tế Macfrut lần thứ 39 năm 2022 đã khai mạc tại thành phố Rimini thuộc vùng Emilia Romagna của Italy.

Pakistan bắt đầu siết chặt kiểm tra chè Việt Nam

Pakistan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của chè Việt Nam. Hiện chè Việt Nam nhập vào nước này bắt đầu chịu sự kiểm tra chặt chẽ hơn về chất lượng.

Giá đậu tương giảm 4 phiên liên tiếp trước lo ngại nguồn cung đạt kỷ lục

Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho biết, đóng cửa phiên giao dịch 3/5, sắc đỏ bao trùm 4 nhóm hàng hóa đang giao dịch, khiến chỉ số MXV-Index giảm hơn 1%, về mức 2.983,82 điểm. Một lần nữa, chỉ số này lại đánh mất mốc 3.000 điểm

Tư vấn xuất khẩu gạo sang thị trường ASEAN

Bộ Công Thương cho biết, ASEAN là thị trường lớn với dân số gần 700 triệu dân và có nhiều nét tương đồng về lối sống, văn hóa và sinh hoạt, đặc biệt khoảng cách địa lý gần với Việt Nam.

Thị trường nhiên liệu và dầu thực vật tăng mạnh

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, đóng cửa tuần giao dịch cuối cùng của tháng 4, sắc đỏ có phần chiếm ưu thế trên bảng giá 31 loại hàng hóa nguyên liệu đang giao dịch. Tuy nhiên, mức tăng mạnh của một số mặt hàng nhiên liệu và dầu thực vật

Nhiều gia vị “độc, lạ” hội tụ tại Lễ hội Tinh hoa gia vị Việt ​

Hơn 1.000 loại sản phẩm gia vị Việt, từ miền hạ đồng bằng sông Cửu Long đến vùng cao Tây Bắc hội tụ tại Lễ hội "Tinh hoa gia vị Việt", trong đó có nhiều sản phẩm gia vị đặc sắc, không chỉ bán trong nước mà còn xuất khẩu sang các thị trường khó tính

32 địa phương tham gia diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL

Từ ngày 28/4 đến 3/5, UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Bộ NN-PTNT tổ chức Diễn đàn Kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL: 'Liên kết cùng phát triển - Đồng Tháp 2022'.

2 đặc sản trái cây của Việt Nam được ưa chuộng ở cường quốc xuất khẩu nông sản của thế giới

Dù là một cường quốc về xuất khẩu nông sản nhưng Thái Lan vẫn có nhu cầu nhập nhiều loại trái cây, rau củ tươi, trong đó Việt Nam có 2 thứ trái cây Thái Lan rất ưa chuộng là vải và thanh long.

Bản tin MXV 25/4: Giá hàng hóa đồng loạt giảm sâu trước nhiều sức ép

Đóng cửa tuần giao dịch 18 – 24/4, sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng giá 31 mặt hàng đang liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, khiến chỉ số MXV-Index quay đầu giảm mạnh hơn 2% về 2.999,63 điểm.

Bản tin MXV 21/4: Ngô, đậu tương và cà phê tăng nhẹ, bất chấp thị trường giằng co

Kết thúc phiên giao dịch 20/4, sắc xanh đỏ chia làm hai nửa trên bảng giá 31 loại hàng hóa đang liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam. Sự phân hóa mạnh giữa các mặt hàng khiến cho chỉ số MXV-Index đóng cửa với mức giảm