Xuất khẩu sang thị trường Algeria, Senegal: Thận trọng lựa chọn phương thức thanh toán

Thị trường Algeria, Senegal được đánh giá còn nhiều dư địa cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khai thác. Tuy nhiên, cần thận trọng trước các rủi ro, nhất là trong vấn đề thanh toán.

Còn nhiều dư địa cho hàng Việt Nam

Về thị trường Algeria, tại phiên tư vấn cho doanh nghiệp xuất khẩu (XK) sang thị trường Algeria, Senegal, do Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức chiều 11/8, ông Hoàng Đức Nhuận - Tham tán thương mại Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Senegal, Tunisia, Mali, Gambia và Niger, cho biết: Hàng hoá Việt Nam có nhiều điểm thuận lợi khi XK sang thị trường này, nguyên do, Algeria tập trung vào ngành công nghiệp dầu lửa, nên phải nhập khẩu (NK) khá nhiều mặt hàng; dân số tương đối đông (khoảng trên 43 triệu người); quan hệ chính trị truyền thống giữa hai nước thuận lợi, trước khi dịch Covid-19 xảy ra, hai nước thường xuyên trao đổi các đoàn giao thương; hàng hoá Việt Nam được đánh giá cao về chất lượng và giá cả; thương vụ tổ chức các hoạt động kết nối doanh nghiệp hai bên; Algeria có đại sứ quán tại Việt Nam nên thuận lợi xin visa.

Về những mặt hàng Việt Nam đã và còn nhiều tiềm năng XK sang Algeria, theo ông Hoàng Đức Nhuận, cà phê là mặt hàng chủ lực. Một năm Algeria NK khoảng 130.000 tấn, chủ yếu là cà phê chưa qua chế biến. Cà phê Việt Nam chiếm trên 50% thị phần tại Algeria với khoảng 70.000 tấn, kim ngạch 100 triệu USD. Mặt hàng này tiếp tục có nhu cầu khá cao tại Algeria và vẫn sẽ là mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam vào thị trường này.

Tiếp đến là mặt hàng gạo, mỗi năm Algeria NK 100.000 tấn gạo chủ yếu là gạo 5% tấm, gạo đồ, phục vụ cho người châu Á sinh sống và làm việc tại Algeria. Gạo là mặt hàng được trợ giá nên thuế NK khá thấp so với mặt bằng chung, chỉ 16%. Ngoài ra, hạt tiêu, quế cũng là những loại nông sản có nhu cầu cao tại Algeria.

4436_ca_phe_a-s.jpg

Xuất khẩu sang thị trường Algeria, Senegal, doanh nghiệp thận trọng lựa chọn phương thức thanh toán an toàn

Mặt hàng thủy hải sản nằm trong tốp 5 mặt hàng XK có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam sang Algeria, với kim ngạch từ 9-10 triệu USD/năm. Cá tra của Việt Nam được bán với giá khoảng 5 USD/kg, tương đương với loại cá biển đánh bắt rẻ nhất của Algeria là cá trích (Sardine), do vậy hàng Việt Nam có tính cạnh tranh cao. Hơn nữa, mỗi năm Algeria NK khoảng 30.000 tấn thuỷ, hải sản. Như vậy còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp thuỷ hải sản Việt Nam cạnh tranh, khai thác.

Về thị trường Senegal, ông Hoàng Đức Nhuận cho biết: Thị trường này khá nhỏ với dân số khoảng 16,7 triệu người, GDP 1.400 USD/người/năm. Tuy nhiên, so với nhiều quốc gia khác thuộc châu Phi, thị trường Senegal có độ mở khá do nằm trong Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi, gồm 8 quốc gia nói tiếng Pháp; là thành viên của Cộng đồng kinh tế Tây Phi gồm 15 quốc gia. Senegal có lợi thế ổn định, cơ sở hạ tầng khá tốt, có sân bay quốc tế, cảng biển và là nơi trung chuyển hàng hoá sang các nước không có biển.

Dù Chính phủ Senegal chủ trương tự túc lương thực nhưng sản lượng không đủ, hàng năm vẫn phải NK 900.000 - 1 triệu tấn gạo, chủ yếu là gạo tấm, giá rẻ. Việt Nam cũng đã XK gạo khá tốt sang Senegal, tuy nhiên thời gian gần đây do dịch bệnh, Senegal NK nhiều gạo tấm từ Ấn Độ nên XK mặt hàng này có giảm. Ngoài gạo, Việt Nam còn XK hạt tiêu, bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc, sắt thép các loại sang thị trường này.

“Tại Senegal có nhà hàng của người Việt Nam và người châu Á, cộng đồng người Việt ở Senegal cũng đông nên có cơ hội cho hàng Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường này”, ông Hoàng Đức Nhuận thông tin.

Tìm hiểu thị hiếu, chọn phương thức thanh toán an toàn

Mặc dù có nhiều tiềm năng XK cho doanh nghiệp Việt Nam, nhưng theo ông Hoàng Đức Nhuận, thuế NK ở một số nước châu Phi cũng tương đối cao. Algeria cũng không ngoại lệ, ngoài ra, Algeria còn áp dụng thuế phòng vệ bổ sung, dao động từ 30-200% tuỳ vào từng mặt hàng.

Ông Nhuận cũng lưu ý, khi XK sang châu Phi nói chung, Algeria và Senegal nói riêng cần tìm kiếm đối tác qua các kênh như: Tham gia các chương trình xúc tiến thương mại như hội chợ, triển lãm quốc tế, các diễn đàn doanh nghiệp, các cuộc giao thương trực tiếp; qua giới thiệu từ các cơ quan xúc tiến thương mại, các Thương vụ Việt Nam tại châu Phi và bạn hàng quen thuộc.

Khi làm việc, doanh nghiệp cần đề nghị đối tác cung cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, thẻ XNK, bản sao hộ chiếu, thẻ căn cước của người đại diện để các cơ quan chức năng như các Thương vụ Việt Nam tại châu Phi có thể hỗ trợ tư vấn, xác minh trước khi tiến hành giao dịch.

Ông Hoàng Đức Nhuận khuyến cáo: “Đối với XK sang châu Phi, nên áp dụng phương thức thanh toán tín dụng thư (L/C) không hủy ngang có xác nhận của ngân hàng uy tín châu Âu, châu Mỹ hoặc phương thức nhờ thu, đề nghị khách hàng trả trước (đặt cọc) từ 25% trở lên giá trị tiền hàng, không chấp nhận phương thức trả chậm và D/A”.

Ngoài những lưu ý trên, nhiều nước châu Phi chủ yếu giao tiếp bằng tiếng Ả-rập, do đó doanh nghiệp Việt Nam cần ghi những thông tin trên nhãn mác bằng 2 thứ tiếng là tiếng Ả-rập và tiếng Pháp hoặc tiếng Anh. Doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu thị hiếu, văn hoá người tiêu dùng châu Phi, quan tâm đến giấy chứng nhận Halal (giấy chứng nhận xác nhận sản phẩm không có các chất cấm theo Luật Hồi giáo và đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất).

Tại phiên tư vấn, ông Hoàng Đức Nhuận cũng tư vấn cho các doanh nghiệp trong đa dạng lĩnh vực ngành hàng như nông sản, gia vị, thực phẩm, đồ uống, thủy sản, hàng tiêu dùng … về các vấn đề: Triển vọng thị trường, quy định và chứng từ NK, thủ tục và phương thức thanh toán, hình thức giao nhận, vận tải hàng hóa từ Việt Nam, cách xác thực doanh nghiệp và sử dụng đại lý, môi giới kinh doanh tại Algeria và Senegal…

 

Nguồn: Theo báo Công Thương

Bình luận

'Vườn trái cây Việt Nam' tại Hội chợ Macfrut, Italy

Ngày 4/5, Hội chợ trái cây quốc tế Macfrut lần thứ 39 năm 2022 đã khai mạc tại thành phố Rimini thuộc vùng Emilia Romagna của Italy.

Pakistan bắt đầu siết chặt kiểm tra chè Việt Nam

Pakistan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của chè Việt Nam. Hiện chè Việt Nam nhập vào nước này bắt đầu chịu sự kiểm tra chặt chẽ hơn về chất lượng.

Giá đậu tương giảm 4 phiên liên tiếp trước lo ngại nguồn cung đạt kỷ lục

Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho biết, đóng cửa phiên giao dịch 3/5, sắc đỏ bao trùm 4 nhóm hàng hóa đang giao dịch, khiến chỉ số MXV-Index giảm hơn 1%, về mức 2.983,82 điểm. Một lần nữa, chỉ số này lại đánh mất mốc 3.000 điểm

Tư vấn xuất khẩu gạo sang thị trường ASEAN

Bộ Công Thương cho biết, ASEAN là thị trường lớn với dân số gần 700 triệu dân và có nhiều nét tương đồng về lối sống, văn hóa và sinh hoạt, đặc biệt khoảng cách địa lý gần với Việt Nam.

Thị trường nhiên liệu và dầu thực vật tăng mạnh

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, đóng cửa tuần giao dịch cuối cùng của tháng 4, sắc đỏ có phần chiếm ưu thế trên bảng giá 31 loại hàng hóa nguyên liệu đang giao dịch. Tuy nhiên, mức tăng mạnh của một số mặt hàng nhiên liệu và dầu thực vật

Nhiều gia vị “độc, lạ” hội tụ tại Lễ hội Tinh hoa gia vị Việt ​

Hơn 1.000 loại sản phẩm gia vị Việt, từ miền hạ đồng bằng sông Cửu Long đến vùng cao Tây Bắc hội tụ tại Lễ hội "Tinh hoa gia vị Việt", trong đó có nhiều sản phẩm gia vị đặc sắc, không chỉ bán trong nước mà còn xuất khẩu sang các thị trường khó tính

32 địa phương tham gia diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL

Từ ngày 28/4 đến 3/5, UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Bộ NN-PTNT tổ chức Diễn đàn Kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL: 'Liên kết cùng phát triển - Đồng Tháp 2022'.

2 đặc sản trái cây của Việt Nam được ưa chuộng ở cường quốc xuất khẩu nông sản của thế giới

Dù là một cường quốc về xuất khẩu nông sản nhưng Thái Lan vẫn có nhu cầu nhập nhiều loại trái cây, rau củ tươi, trong đó Việt Nam có 2 thứ trái cây Thái Lan rất ưa chuộng là vải và thanh long.

Bản tin MXV 25/4: Giá hàng hóa đồng loạt giảm sâu trước nhiều sức ép

Đóng cửa tuần giao dịch 18 – 24/4, sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng giá 31 mặt hàng đang liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, khiến chỉ số MXV-Index quay đầu giảm mạnh hơn 2% về 2.999,63 điểm.

Bản tin MXV 21/4: Ngô, đậu tương và cà phê tăng nhẹ, bất chấp thị trường giằng co

Kết thúc phiên giao dịch 20/4, sắc xanh đỏ chia làm hai nửa trên bảng giá 31 loại hàng hóa đang liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam. Sự phân hóa mạnh giữa các mặt hàng khiến cho chỉ số MXV-Index đóng cửa với mức giảm